DNS là gì? DNS hoạt động như thế nào?

Trong thế giới công nghệ nói chung và thiết kế website nói riêng, kể cả đối với những người học không chuyên sâu về công nghệ thông tin đều đã từng nghe hoặc biết đến cụm từ viết tắt DNS. Thế nhưng, chắc hẳn ít ai thực sự hiểu rõ về cụm từ này, cách thức hoạt động ra sao và gồm có những bản ghi nào? Hãy cùng Hostvn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

DNS là gì? DNS hoạt động như thế nào?

1. DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là hệ thống trung gian dùng để phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 và nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Internet ngày nay, hệ thống DNS có nhiệm vụ làm phiên dịch giúp con người và máy tính giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Thông thường con người sử dụng tên gọi để giao tiếp với nhau, còn máy tính thì sẽ sử dụng các chữ số, vì vậy để thu hẹp khoảng cách giữa máy tính và con người, hệ thống DNS sẽ đứng ở giữa để làm trung gian phân giải tên miền thành những địa chỉ có số IP cụ thể. Hiểu đơn giản nó giống như ứng dụng lưu tên Danh Bạ trên điện thoại của bạn vậy!

Hệ thống DNS phân giải tên miền thành những địa chỉ có số IP cụ thể để thu hẹp khoảng cách giữa máy tính và con người

Ví dụ đơn giản, DNS sẽ “dịch” 1 địa chỉ tên miền quen thuộc với người dùng như hostvn.net thành 1 địa chỉ IP: 123.456.789, khi đó các máy tính sẽ dễ dàng định tuyến được nơi mà người dùng muốn truy cập đến thông qua sự hỗ trợ của hệ thống DNS.

2. DNS trung gian hoạt động như thế nào?

Khi người dùng muốn truy cập dữ liệu của một trang web thì quá trình phân giải DNS bao gồm việc chuyển đổi tên miền từ máy chủ (chẳng hạn như www.hostvn.com) thành địa chỉ IP thân thiện với máy tính (chẳng hạn như 192.168.1.1).

DNS chuyển đổi tên miền từ máy chủ thành địa chỉ IP thân thiện với máy tính

Một địa chỉ IP được cấp phát cho mỗi thiết bị khi hoạt động trên Internet, địa chỉ đó giống như địa chỉ đường phố được sử dụng để tìm đến một ngôi nhà cụ thể. Để hiểu hơn về quy trình đằng sau quá trình phân giải DNS, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách thức DNS trung gian hoạt động như thế nào nhé.

  • Thông thường mỗi nhà cung cấp dịch vụ tên miền đều sẽ tự triển khai hệ thống DNS trung gian của riêng họ để thuận tiện chủ động trong khâu vận hành. Vì thế, khi bạn đăng ký tên miền xong sẽ cần khai báo bản ghi với hệ thống DNS trung gian địa chỉ IP máy chủ mà tên miền đấy sẽ được gắn vào để đưa tên miền website đi vào hoạt động.
  • DNS trung gian sẽ làm việc dựa trên nguyên tắc truy vấn đến hệ thống DNS server máy chủ hosting. Mỗi DNS server thường được vận hành và quản lý bởi một đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ website. Theo đó, hệ thống phân giải sẽ thường xuyên theo dõi DNS server và tên miền tương ứng để đảm bảo định tuyến đúng nơi mà tên miền cần đến. 
  • Nói một cách dễ hiểu, khi một trình duyệt có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ website nào đó thì chỉ DNS server của tổ chức đang quản lý trang web được tìm kiếm đó mới có khả năng phân giải tên của trang web này. 
  • Khi các DNS server khác cố gắng phân giải tên miền của website không thuộc quyền quản lý của mình, DNS trung gian của tên miền sẽ trả về các kết quả tương ứng với từng tình huống nhận được.
  • DNS server có khả năng lưu lại những tên miền vừa được “phiên dịch” để thuận lợi sử dụng cho những yêu cầu “truy vấn” lần sau. Tuy nhiên, không phải bất cứ tên miền nào cũng được lưu lại mà  số lượng tên miền được lưu lại sẽ phụ thuộc vào quy mô hạ tầng của máy chủ DNS.

3. DNS gồm có những bản ghi nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua những thông tin thú vị dưới đây nhé!

  • CNAME Record: đây là bản ghi cho phép bạn gắn nhiều tên miền khác nhau đến một địa chỉ website trên máy chủ web hosting trong cùng một lúc, hay nói một cách dễ hiểu hơn thì nó giúp một địa chỉ IP sử dụng được nhiều tên miền cùng lúc.
  • A Record: đây là bản ghi được sử dụng phổ biến nhất dùng để trỏ tên miền tới một địa chỉ IP máy chủ cụ thể. Ví dụ như bạn có tên miền www.hostvn.com sau đó khai báo bản ghi @ đến địa chỉ IP máy chủ web hosting là 210.245.90.203 để website đi vào hoạt động.
  • MX Record: là viết tắt của Mail Exchange Record đây là bản ghi này được sử dụng để trỏ đến các máy chủ email gateway phục vụ cho việc gửi nhận email của tên miền. Một tên miền có thể được gán bởi nhiều bản ghi MX, việc này giúp bạn không bị thất thoát dữ liệu email nếu như tạm ngưng hoạt động trong một khoảng thời gian.
  • AAAA Record: Với bản ghi A record thì được dùng để chuyển tên miền sang địa chỉ IPv4, còn với IPv6 thì AAAA record sẽ được sử dụng. Cấu trúc của bản ghi AAAA cũng tương tự như bản ghi A.
  • TXT Record: là một loại bản ghi DNS giúp tổ chức các thông tin dạng văn bản của tên miền. Một tên miền có thể có nhiều bản ghi TXT và chúng chủ yếu được dùng để giúp máy chủ email xác định các thư được gửi đến có phải từ một đơn vị đáng tin cậy hay không.
  • SRV Record: Là bản ghi dùng để xác định chính xác ví dụ tên máy chủ, dịch vụ nào đang chạy Port nào trên tên miền cụ thể đã được chỉ định. Đây là bản ghi Record đặc biệt trong DNS. Thông qua nó, bạn có thể thêm Name, Priority, Port, Weight, Points to, TTL.
  • DNS Record: là bản ghi nằm trong DNS servers cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu DNS, cho biết các tên miền, địa chỉ IP gắn với tên miền và cách xử lý các yêu cầu với tên miền đó. Bạn có thể tạo tên Name Server, Host mới, TTL.

Trên đây là các thông tin cơ bản về DNS và cách thức hoạt động của DNS trung gian. Hi vọng với các thông tin hữu ích này thì bạn sẽ tự tin thao tác trong quá trình sử dụng tên miền hoặc biết được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của các bản ghi trong việc quản lý tên miền. 

Ngoài ra khi bạn đăng ký tên miền tại HOSTVN sẽ được cung cấp dịch vụ quản lý DNS Miễn phí với những tính năng cao cấp, tên miền của bạn sẽ được cập nhật bản ghi nhanh chóng và an toàn với Mạng lưới DNS Anycast toàn cầu.

>> Xem thêm: Dịch vụ Free DNS công nghệ DNS Anycast

Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí! 

Xin chào và hẹn gặp lại!

Website: https://hostvn.net
Điện thoại: 024 4455 3333 (Hà Nội) – 028 4455 3333 (HCM) – Nhánh 1
Tổng đài miễn cước: 1800 888 939
Email: kinhdoanh@hostvn.net

Ebook Wordpress

Đăng ký nhận Ebooks toàn tập hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản


Bảo mậtGóc chia sẻ

Lỗ hổng zero-day Log4Shell, cơn ác mộng mới của các doanh nghiệp

2021-12-23 10:17:31

Góc chia sẻTin tứcWordpress

WordPress 5.8.3 đã được phát hành giúp khắc phục 4 lỗi bảo mật nguy hiểm

2022-1-10 14:50:14

0 trả lời ATác giả MQuản lý
    Chưa có phản hồi nào
Trung tâm cá nhân
Giỏ hàng
Phiếu mua hàng
Đăng nhập ngay
Tin nhắn Danh sách tin nhắn
Tìm kiếm
Tối