Hybrid Cloud là gì? Ứng dụng Hybrid Cloud vào trường hợp nào?

Khái niệm Hybrid Cloud ra đời để giải quyết bài toán sử dụng hạ tầng điện toán đám mây một cách linh hoạt và ổn định hơn, giúp doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung phát triển kinh doanh với các phương án dự phòng rủi ro đã được thiết lập từ trước. Vậy Hybrid Cloud là gì? Ứng dụng của Hybrid Cloud trong trường hợp nào? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của HOSTVN nhé.

Hybrid Cloud là gì? Ứng dụng Hybrid Cloud vào trường hợp nào?

Hybrid Cloud là gì? Ứng dụng Hybrid Cloud vào trường hợp nào?

1. Hybrid Cloud là gì?

Hybrid Cloud là một môi trường điện toán đám mây kết hợp và giao thoa giữa các nền tảng Public CloudPrivate Cloud. Nó được thiết kế và xây dựng riêng cho từng bài toán cụ thể của doanh nghiệp, mô hình Hybrid Cloud này thường được các đơn vị giải pháp có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn triển khai.

Với phương án Hybrid bạn sẽ linh hoạt và có nhiều tùy chọn hạ tầng để triển khai lưu trữ cơ sở dữ liệu hơn. Bằng cách cho phép luân chuyển một khối lượng công việc giữa Public Cloud và Private Cloud khi có sự thay đổi về chi phí và tính toán hoặc với những tình huống bất khả kháng như lỗi phần cứng, mất kết nối network xảy ra thì hệ thống sẽ tự động điều chuyển sang một hệ thống dự phòng để tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh thiết yếu của doanh nghiệp.

2. Ưu điểm khi ứng dụng Hybrid Cloud

Ưu điểm khi ứng dụng Hybrid Cloud

Ưu điểm khi ứng dụng Hybrid Cloud

  • Hybrid Cloud cho phép kết hợp với nhiều cơ sở dữ liệu trong cùng một thời điểm cho từng mục đích cụ thể ví dụ như: một số công việc cần đảm bảo tính bảo mật thông tin có thể ưu tiên sử dụng private cloud còn đối với những dữ liệu ví dụ như hình ảnh hoặc video có file dung lượng lớn có thể sử dụng những dịch vụ lưu trữ của nhà cung cấp public cloud với chi phí thấp hơn.
  • Ứng dụng mô hình Hybrid cloud cho phép doanh nghiệp giải quyết các bài toán về xử lý dữ liệu lớn (Big Data) chẳng hạn như: một doanh nghiệp thường phải lưu trữ một lượng lớn thông tin về khách hàng thì có thể áp dụng Hybrid Cloud Storage để duy trì và truy vấn những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh bán hàng mà không phải lo lắng về bài toán mở rộng hạ tầng lưu trữ.
  • Doanh nghiệp cũng chỉ phải thanh toán cho những tài nguyên mà mình đang sử dụng thực tế hoặc tùy thời điểm cần sử dụng thêm tài nguyên vào những lúc thật sự cần thiết, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí không cần đầu tư hệ thống tốn kém chỉ để dùng vài lần trong năm.
  • Hybrid Cloud là giải pháp hoàn hảo với những công việc có tính chất đột biến và khả năng mở rộng cao. Chẳng hạn mô hình Hybrid Cloud thích hợp để sử dụng trong những tình huống như số lượng giao dịch tăng đột biến trong những dịp lễ khuyến mãi. Ứng dụng này có khả năng chạy trên Private Cloud, tuy nhiên việc sử dụng Hybrid Cloud cho phép bạn mở rộng tài nguyên nhanh chóng từ Public Cloud khi nhu cầu tính toán tăng mạnh.
  • Hybrid Cloud là công nghệ cho phép một doanh nghiệp phát triển và xây dựng mô hình mở rộng hạ tầng linh hoạt với chi phí tối ưu, cùng lúc có thể sử dụng dịch vụ Public Cloud của bên thứ 3 để lưu lại những tài nguyên ít quan trọng hơn, ví dụ như tài liệu phát triển và thử nghiệm.

3. Nhược điểm của Hybrid Cloud

Nhược điểm của Hybrid Cloud

Nhược điểm của Hybrid Cloud

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời mà chúng tôi vừa liệt kê, thì Hybrid Cloud cũng có một số mặt hạn chế về kỹ thuật cũng như cách quản lý có thể kể đến như:

  • Tất cả các công việc trên Private Cloud là phải tương tác và truy cập với nhà cung cấp Public Cloud. Và công nghệ Hybrid Cloud thường yêu cầu khả năng tương thích cao với API và đảm bảo kết nối mạng ổn định.
  • Đối với phạm vi của Public Cloud có thể xảy ra một số vấn đề liên quan đến kết nối, các phạm vi trong thỏa thuận SLA về các vấn đề như gián đoạn dịch vụ. Để tránh các rủi ro này, doanh nghiệp cần phải có phương án dự phòng cũng như khả năng tương thích với hầu hết các nhà cung cấp Public Cloud. 
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp khác doanh nghiệp sẽ phải cấu trúc và phân chia lại khối lượng công việc dự kiến. Sau đó gán vào API của nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng việc này nhằm tránh tình trạng phát sinh các chi phí không kiểm soát được. 
  • Ngoài ra khi áp dụng công nghệ Hybrid Cloud này, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng tốc độ kết nối để đảm bảo việc truyền tải thông tin được nhanh chóng và có độ trễ thấp nhất.
  • Ngoài ra, Hybrid Cloud còn đòi hỏi việc xây dựng và bảo trì đám mây riêng. Vì thế, doanh nghiệp cần có đội ngũ IT cùng các nhà kiến trúc đám mây có trình độ chuyên môn nhất định. Khi triển khai các cơ sở dữ liệu, phần mềm mở rộng, hệ thống hỗ trợ cùng các công cụ khác có thể khiến mô hình Private Cloud trở nên phức tạp hơn.
  • Một vấn đề nữa cũng khá quan trọng đó là mô hình này sẽ có khả năng kiểm soát tính riêng tư và bảo mật. Tuy nhiên, nó sẽ chia sẻ một phần thông tin với các Public Cloud. Vì vậy mà tính riêng tư và bảo mật sẽ còn khá thấp.

Mặc dù vẫn còn một số thách thức, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà Hybrid Cloud mang lại. Ngoài tính linh hoạt và khả năng đáp ứng đa dạng thì môi trường này còn giúp bạn tiết kiệm chi phí và có được cách thức vận hành hiệu quả.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về Hybrid Cloud, hi vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. 

Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng để lại bình luận và chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp ngay lập tức. Xin chào và hẹn gặp lại!

Ebook Wordpress

Đăng ký nhận Ebooks toàn tập hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản


Bảo mậtGóc chia sẻ

Backup là gì? Tại sao backup lại có tầm quan trọng sống còn với doanh nghiệp ngày nay?

2022-2-14 16:40:26

Cloud ComputingGóc chia sẻ

Public Cloud là gì? Những khái niệm căn bản về Public Cloud?

2022-2-22 15:33:44

0 trả lời ATác giả MQuản lý
    Chưa có phản hồi nào
Trung tâm cá nhân
Giỏ hàng
Phiếu mua hàng
Đăng nhập ngay
Tin nhắn Danh sách tin nhắn
Tìm kiếm
Tối