Hướng dẫn Backup dữ liệu trên FastPanel

Tầm quan trọng của việc backup dữ liệu

Backup dữ liệu là quá trình sao lưu thông tin, dữ liệu quan trọng từ các thiết bị điện tử hoặc hệ thống máy tính để đảm bảo có bản sao an toàn có thể khôi phục trong trường hợp dữ liệu gốc bị mất hoặc hỏng. Việc backup dữ liệu rất quan trọng và cần thiết vì nhiều lý do:

  1. Phòng tránh mất dữ liệu: Dữ liệu có thể bị mất do nhiều nguyên nhân như lỗi phần cứng, hỏng ổ cứng, sự cố phần mềm, virus hoặc malware. Backup giúp đảm bảo rằng dữ liệu không bị mất vĩnh viễn.
  2. Khôi phục dữ liệu trong trường hợp sự cố: Trong trường hợp xảy ra sự cố như tấn công mạng, sự cố hệ thống, hoặc thiên tai, việc có bản sao lưu dữ liệu cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân nhanh chóng khôi phục thông tin và tiếp tục hoạt động.
  3. Bảo vệ chống lại tấn công ransomware: Ransomware là loại malware mà khóa dữ liệu của nạn nhân và đòi tiền chuộc để mở khóa. Backup định kỳ giúp đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục dữ liệu mà không cần phải trả tiền chuộc.
  4. Tuân thủ quy định và yêu cầu pháp lý: Trong nhiều ngành nghề và khu vực địa lý, việc duy trì bản sao lưu của dữ liệu là một yêu cầu pháp lý để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật thông tin.
  5. Bảo vệ dữ liệu quan trọng và kỷ niệm cá nhân: Đối với cá nhân, backup dữ liệu (như hình ảnh, video, tài liệu quan trọng) giúp bảo vệ những kỷ niệm và thông tin quan trọng khỏi bị mất mát do sự cố kỹ thuật hoặc hỏng hóc thiết bị.
  6. Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và thiệt hại tài chính: Trong môi trường kinh doanh, việc mất dữ liệu có thể gây ra thiệt hại tài chính lớn và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Việc backup giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và hỗ trợ việc tiếp tục hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng.

Do đó, backup dữ liệu là một bước quan trọng trong quản lý rủi ro và bảo mật thông tin, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các rủi ro không lường trước được.

 

Rủi ro và hậu quả khi không có dữ liệu backup

  1. Mất Dữ Liệu Vĩnh Viễn: Đây là rủi ro lớn nhất. Dữ liệu có thể bị mất do nhiều nguyên nhân, từ hỏng phần cứng, lỗi phần mềm, tấn công virus hoặc mã độc, tới các sự cố như hỏa hoạn, lũ lụt, hoặc các thiên tai khác. Nếu không có bản sao lưu, dữ liệu quan trọng có thể mất mãi mãi.
  2. Tổn Thất Kinh Tế: Đối với doanh nghiệp, mất dữ liệu có thể dẫn đến tổn thất kinh tế nghiêm trọng. Điều này không chỉ bao gồm chi phí để phục hồi dữ liệu (nếu có thể) mà còn gồm cả tổn thất doanh thu do gián đoạn kinh doanh, mất uy tín thương hiệu, và tiềm năng mất khách hàng.
  3. Gián Đoạn Hoạt Động: Việc mất dữ liệu quan trọng có thể làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của cá nhân hoặc doanh nghiệp, dẫn đến hiệu suất làm việc kém và thậm chí ngừng trệ hoàn toàn.
  4. Mất Thời Gian và Nỗ Lực: Việc tái tạo lại dữ liệu bị mất (nếu có thể) thường tốn kém thời gian và công sức, đôi khi là không khả thi. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án và hoạt động của doanh nghiệp.
  5. Mất Dữ Liệu Cá Nhân và Kỷ Niệm: Đối với cá nhân, mất dữ liệu như hình ảnh, video, tài liệu quan trọng có thể có ý nghĩa tình cảm lớn và không thể phục hồi.
  6. Vi Phạm Pháp Lý và Quy Định: Trong một số ngành, việc mất dữ liệu có thể dẫn đến vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu, như GDPR, và có thể gây ra hậu quả pháp lý và tiền phạt.
  7. Rủi Ro Bảo Mật: Dữ liệu không được backup có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, như ransomware, khiến việc khôi phục càng khó khăn hơn.

 

Hướng dẫn Backup dữ liệu trên FastPanel

Hướng dẫn Backup dữ liệu trên FastPanel

Hướng dẫn Backup dữ liệu trên FastPanel

HOSTVN sẽ hướng dẫn bạn backup dữ liệu website trên FastPanel lưu trên Local và trên Google Drive.

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt FastPanel tại đây: Hướng dẫn cài đặt FastPanel trên VPS Ubuntu 20.04 – HOSTVN Blog

1. Tạo backup lưu trực triếp trên VPS (Server)

1.1 Bạn truy cập vào Management => Backup copies

 

2 6

 

1.2 Ở tab Backup accounts => New account

 

3 6

 

1.3 Tạo tài khoản backup

Ví dụ ở đây mình điền là backup_local và loại backup (Type) vì đang là lưu backup trực tiếp trên VPS (Server) của bạn, hãy chọn Local. Sau đó Save.

 

4 6

 

1.4 Tạo plan (kế hoạch) backup, bạn qua tab Backup plans => New plans

 

5 5

 

1.5 Điền thông tin cho backup plan

Lưu ý:

Account: Chọn tài khoản backup mà bạn đã tạo trước đó (Ví dụ trước đó mình tạo backup_local)

Backup copies limit: Giới hạn số lượng bản backup có thể được tạo trong plan này, mình sẽ để mặc định là 10, nghĩa là sẽ có tối đa 10 bản backup được tạo trong plan backup này.

Sites: Chọn website bạn cần backup dữ liệu.

Database: Chọn database cần backup, hãy chọn database của website bạn đã lựa chọn trước đó (hãy chọn cẩn thận và chính xác trong trường hợp bạn chạy nhiều website trên FastPanel).

Start time: Chọn lịch backup, bạn có thể chọn backup mỗi ngày một bản backup (Daily), mỗi tháng (Monthly), mỗi tuần (Weekly), mỗi năm (Anually), hoặc bạn có thể tùy chỉnh chi tiết lịch backup (Custom).

Sau khi đã điền đủ các thông tin chọn Save.

Nhớ chú ý tới dung lượng disk của VPS (Server) của bạn để tạo plan backup hợp lý, tránh việc bị đầy dung lượng VPS (Server).

 

6 5

 

1.6 Bạn thể tạo ngay một backup để kiểm tra

 

7 5

 

1.7 Các file backup sau khi được tạo

Sau khi backup được chạy hoàn tất, bạn sẽ thấy trong Danh sách backup sẽ có file backup bao gồm source code (dữ liệu website) database của website đó. Bạn có thể restore (khôi phục dữ liệu), tải các file backup về khi cần. Chọn biểu tượng như trong hình khi bạn cần restore (khôi phục) dữ liệu.

 

8 5

 

2. Tạo backup lưu qua Google Drive

Các file backup sẽ được lưu trữ trên tài khoản Google Drive của bạn.

2.1. Tạo tài khoản backup

Thao tác tương tự như mục 1.2 trước đó.

Lưu ý mục Type bạn chọn Google (vì đang cần tạo backup lưu qua Google Drive).

Path: Bạn tạo thư mục chứa backup bên phía Google Drive (Ví dụ ở đây minh đặt tên là backup_web_fastpanel nhớ có dấu / ở trước tên).

Khoan hãy nhấn Save mà hãy tiến hành bước sau, nhấn vào Link to enter the confirmation code để tiến hành liên kết FastPanel của bạn với tài khoản Google Drive và điền Confirmation code.

 

9 4

 

Điền Confirmation code

 

10 4

 

Đăng nhập tài khoản Google Drive và chọn Cho phép

 

11 4

 

Thông báo tài khoản Google Drive đã liên kết thành công với FastPanel. Sau khi đã liên kết thành công hãy quay trở lại FastPanel và chọn Save ở mục 2.1 trước đó.

 

12 4

 

2.2 Tạo plan backup

Bạn thao tác tạo plan backup giống như ở mục 1.5 trước đó nhưng hãy chú ý chọn đúng tài khoản bạn đã tạo cho việc backup qua Google Drive.

Nhớ chú ý tới dung lượng disk của Google Drive của bạn để tạo plan backup hợp lý, tránh việc bị đầy dung lượng Google Drive.

 

13 4

 

Như hình dưới là đã tạo thành công plan. Việc bạn điền tên tài khoản backuptên backup một cách rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt và quản lý hơn.

 

14 3

 

Các file backup vẫn hiển thị trên FastPanel sau khi được tạo giống như việc bạn backup Local trước đó để bạn có thể thao tác khi cần.

 

15 3

 

Nhưng bạn hãy chú ý bên phía tài khoản Google Drive của bạn, thư mục và các file backup sẽ được lưu trữ bên này.

Lưu ý: Vì là dữ liệu được lưu trữ bên phía Google Drive, nên nếu trong trường hợp bạn xóa file backup bên Google Drive, hoặc tài khoản Google Drive của bạn có vấn đề thì bên phía FastPanel sẽ không sử dụng được các dữ liệu backup đó.

 

16 2

 

Như vậy là HOSTVN đã hoàn tất hướng dẫn backup dữ liệu trên FastPanel. Chúc bạn thành công!

 

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các dịch vụ Web HostingCloud VPSServerEmail Business do chúng tôi cung cấp hoặc xem các bài viết chia sẻ khác của chúng tôi tại đây

Xem tiếp bài trong serie<< Hướng dẫn cài đặt FastPanel trên VPS Ubuntu 20.04

Ebook Wordpress

Đăng ký nhận Ebooks toàn tập hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản


EmailGóc chia sẻVPS Server

Hướng dẫn cài đặt Email Server trên FastPanel

2023-11-27 9:04:54

Góc chia sẻVPS Server

Hướng dẫn cài đặt CyberPanel trên VPS Ubuntu 20.04

2023-12-1 16:12:50

0 trả lời ATác giả MQuản lý
    Chưa có phản hồi nào
Trung tâm cá nhân
Giỏ hàng
Phiếu mua hàng
Đăng nhập ngay
Tin nhắn Danh sách tin nhắn
Tìm kiếm
Tối