Schema hay Schema Markup là yếu tố quan trọng khi làm SEO website giúp cấu trúc dễ hiểu, hiển thị thu hút trên trang kết quả tìm kiếm, tăng tỷ lệ click tự nhiên.
Mục lục
Schema là gì?
Schema hay còn được gọi là Schema markup, schema.org là một loại ngôn ngữ dùng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (Structured data) giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân biệt trang web nhanh chóng và chính hãng hơn. Bên cạnh đó, Schema markup giúp trang web hiển thị tốt hơn, nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

Schema hay còn được gọi là Schema markup, schema.org
Các loại Schema phổ biến trong SEO hiện nay
Có lẽ nhiều bạn vẫn chưa hình dung ra được “Schema là gì?” nên mình sẽ liệt kê các loại đánh dấu lược sử dụng phổ biến trong Schema để bạn dễ hình dung:
-
Đoạn trích nổi bật
Là đoạn văn bản xuất hiện đầu tiên ở kết quả tìm kiếm Google trả lời nhanh, chính xác nhất truy vấn người dùng. Nội dung trong đoạn trích sẽ được Google lấy tự động trên web trong chỉ mục.
-
Breadcrumbs Schema Markup
Breadcrumbs thường nằm ở đầu trang, là đường dẫn văn bản nhỏ cho biết người dùng đang ở đâu của trang web, giúp hiển thị danh mục hoặc vị trí của trang trên kết quả tìm kiếm.

Breadcrumbs thường nằm ở đầu trang, là đường dẫn văn bản nhỏ
-
Sitelinks
Là các liên kết xuất hiện bên dưới link chính của website khi bạn tìm kiếm trên Google. Sitelink giúp tăng tỷ lệ nhấp tự nhiên cho website.
-
Ô tìm kiếm trang web
Đôi khi bạn tìm kiếm một điều gì đó trên Google, nó hiển thị một ô tìm kiếm trên trang web đó, đây chính là Schema Markup tìm kiếm. Nó cho phép dùng dùng tìm kiếm website không cần phải click trước vào trang.
-
Review Schema
Review Schema thể hiện các xếp hạng, đánh giá sao cho một trang web nào đó. Nó sẽ giúp website tăng uy tín trong mắt người đọc, từ đó tăng tỷ lệ click vào trang.

Review Schema thể hiện các xếp hạng, đánh giá sao
-
Local Business Schema
Dạng schema này giúp Google dễ dàng xác định loại hình kinh doanh, sản phẩm của doanh nghiệp đang hoạt động và tối ưu hóa website cho local SEO.
-
Recipe Schema
Nếu website bạn đang làm liên quan đến ẩm thực, làm đẹp,… thì nên cài Recipe Schema, nó giúp hiển thị các đầu mục quan trọng trong bài viết như: nguyên liệu, thời gian chuẩn bị, thời gian nấu,… để người dùng có thể tìm thấy một số thông tin cần thiết trước khi vào trang.
-
Product Schema
Dạng Schema này rất hữu ích cho dạng dữ liệu cấu trúc sản phẩm giúp công cụ tìm kiếm hiển thị thông tin sản phẩm như: giá, xếp hạng, đánh giá,… cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.
-
Sự kiện (event)
Nó giúp hiển thị các thông tin quan trọng của một sự kiện như: tên, thời gian, địa điểm tổ chức,… nên khi hiển thị kết quả tìm kiếm sẽ hấp dẫn, thu hút người dùng hơn.
Ngoài ra còn một số dạng schema khác như: Organization Schema (tổ chức), service schema, course schema, book schema, job posting schema,…
Ứng dụng Schema Markup vào SEO website
-
Xác định loại Schema cần cài đặt
Để áp dụng Schema markup vào SEO hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định loại trang Schema bạn cần. Thông thường sẽ cài schema cho những trang quan trọng như: Home, giới thiệu công ty, danh sách sản phẩm/dịch vụ, trang chi tiết sản phẩm/dịch vụ, trang liên hệ, bài viết,… Với các trang bạn không muốn cho Google index thì không cần cài đặt.
-
Điền thông tin bằng công cụ
Tiếp theo, điền thông tin bằng công cụ Google Structured Data Markup Helper nếu bạn không tự viết code bằng tay. Bạn truy cập vào đường link trên, điều URL trang bạn muốn cài đặt sau đó ấn “start tagging”, đợi một lát google lấy dữ liệu và chuyển sang màn hình ghi nhận thông tin.

Điền thông tin bằng công cụ
Sau khi xong, bạn sẽ thấy giao diện bên trái là trang web bạn vừa chọn URL, bên phải là các thông số dữ liệu cần điền thông tin.
-
Bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết
Bạn điền thêm đầy đủ thông tin cần thiết vào ô bên phải. Sau khi chọn, đợi một lát, bạn nhìn cửa sổ bên phải sẽ thấy Google tự điền tên bài viết trong dòng “name”. Nếu không đúng, bạn ấn nút “X” bên phải để xóa, thao tác lại đến khi nhận đúng nội dung.

Bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết
-
Tạo và đưa mã HTML vào web
Khi nhập đủ thông tin, bạn nhấn nút “CREATE HTML” ở góc phải trên cùng, bạn sẽ thấy cửa sổ bên phải xuất hiện đoạn mã HTML. Copy đoạn mã và dán vào 2 thẻ <head></head> của trang web. Sau đó, kiểm tra và xác minh là xong. Với các trang khác bạn bạn làm tương tự, mỗi lần làm xong bạn nên kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng để chắc chắn không xảy ra lỗi.

Tạo và đưa mã HTML vào web
Vừa rồi Hostvn đã chia sẻ thông tin giải thích “Schema là gì?” và cách áp dụng Schema Markup trong SEO, hy vọng chúng sẽ có ích với bạn khi làm SEO. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Hostvn chúng tôi để được giải đáp chi tiết.