Tìm hiểu các nền tảng cơ bản về Công nghệ – Phần 2: Các hệ thống tập tin và lưu trữ

Như đã được đề cập trước đó, một trong bốn ông lớn xét về mặt hệ điều hành là bộ lưu trữ vĩnh viễn. Mọi máy chủ và ứng dụng đều dựa trên bộ lưu trữ vĩnh viễn. Các doanh nghiệp điển hình ngày nay có hàng petabytes, thậm chí exabytes hoặc dung lượng lưu trữ vĩnh viễn và khuynh hướng là dung lượng lưu trữ này vẫn sẽ tiếp tục tăng theo thời gian. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các vấn đề với bộ lưu trữ vĩnh viễn có thể là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề CNTT của Doanh nghiệp dù cho nguyên nhân là hiệu suất chậm chạp hoặc lỗi thiết bị. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu về các tùy chọn có sẵn trong một môi trường CNTT của Doanh nghiệp đối với bộ lưu trữ vĩnh viễn. Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận nhanh về các tùy chọn này.

Phần 2 – Các hệ thống tập tin và lưu trữ

1. Các tùy chọn lưu trữ

Có một số những khía cạnh quan trọng đối với các tùy chọn lưu trữ chẳng hạn như phần cứng lưu trữ nền tảng, phương pháp truy cập, và phương pháp kết nối. Dưới đây, chúng tôi sẽ thảo luận tóm tắt về từng mục.

Kiểu phần cứng lưu trữ

– Đĩa cứng quay cơ học – Chúng không quá đắt tiền nhưng có thời gian hồi đáp chậm hơn. Vẫn còn có rất nhiều ổ đĩa cứng quay cơ học được sử dụng trong các môi trường CNTT của Doanh nghiệp, đặc biệt là đối với việc lưu trữ lượng lớn dữ liệu được truy cập không thường xuyên như sao lưu và chia sẻ tập tin ít được sử dụng.

– Đĩa cứng (SSD) – Chúng đắt tiền hơn nhưng lại có hiệu suất tốt hơn. SSD đã được sử dụng nhiều hơn trong các môi trường CNTT của Doanh nghiệp cho bất kỳ sự lưu trữ được sử dụng nhiều như các cơ sở dữ liệu hỗ trợ.

Ổ đĩa cứngSSD

– Băng từ – Trong khi mà các băng từ đã được sử dụng rất nhiều trong quá khứ cho mục đích sao lưu, nó đã trở nên cực kỳ hiếm hoi trong CNTT của Doanh nghiệp. Việc sử dụng ổ cứng cơ học để sao lưu sau đó nhân bản dữ liệu được sao lưu sang ổ cứng cơ học tại một địa điểm khác giờ đây là một tùy chọn được yêu thích đối với việc sao lưu ngoại biên. Một khuynh hướng mới nổi khác đang là sao lưu lên đám mây, mặc dù việc này vẫn còn khá hiếm hoi với các môi trường CNTT của Doanh nghiệp lớn hơn.

Các phương pháp truy cập đến lưu trữ

– Chế độ Truy cập Khối – Chế độ truy cập này có nghĩa là hệ điều hành sẽ đọc và ghi các khối (dữ liệu) từ thiết bị lưu trữ. Điều này là cần thiết cho rất nhiều ứng dụng, chẳng hạn như các máy chủ cơ sở dữ liệu, vốn chỉ đọc và ghi một phần của các tập tin cơ sở dữ liệu lớn mà chúng vận hành. Đối với các ứng dụng như vậy, việc đọc toàn bộ tập tin lớn từ đĩa sẽ cực kỳ không hiệu quả.

– Chế độ Truy cập Tập tin – Kiểu truy cập này có nghĩa là hệ điều hành sẽ đọc và ghi toàn bộ tập tin từ vị trí lưu trữ vĩnh viễn. Điều này sẽ là đủ cho hầu hết các ứng dụng máy tính như Word, Excel, v.v… cũng như là các phần mềm máy chủ như máy chủ web, máy chủ ứng dụng cần phải xử lý toàn bộ các tập tin (ví dụ, giống như một web gửi toàn bộ tập tin tới trình duyệt) .

Các tùy chọn Kết nối (tới) Lưu trữ

Các tùy chọn Kết nối (tới) Lưu trữ

– Direct Attached Storage (DAS) – Đây là lưu trữ chế độ – khối điển hình được cắm trực tiếp vào máy chủ thông qua một kết nối cáp trực tiếp. Phần lớn các máy chủ đều có một số kiểu lưu trữ cục bộ, tuy nhiên, dung lượng rất khác nhau. Thậm chí, ngay cả với việc chuyển sang các máy chủ phiến (blade) trong thập kỷ vừa qua, hầu hết đều đi kèm với bộ lưu trữ cục bộ hoặc ít nhất là bộ lưu trữ dùng chung cục bộ ở cấp chasis. Một khuynh hướng gần đây là chuyển sang cơ sở hạ tầng siêu – hội tụ (HCI) đã làm gia tăng dung lượng lưu trữ đi kèm với hầu hết các máy chủ.

– Storage Area Network (SAN) – Đây là bộ lưu trữ sử dụng các thẻ lưu trữ tương tự như được sử dụng với DAS, nhưng chúng kết nối đến một mạng dành riêng chuyên biệt (thường là kênh quang học). Mạng chuyên biệt này sau đó kết nối tới một mảng các máy chủ lưu trữ tạo ra một lượng rất lớn dung lượng lưu trữ được chia sẻ. Một SAN hoạt động giống như DAS ở chỗ nó là bộ lưu trữ theo chế độ khối.

– Net work Attached Storage (NAS) – Đây là kiểu lưu trữ được truy cập qua mạng IP (thường là Ethernet). Giống như với SAN, khi kết nối tới một NAS, bạn sẽ kết nối tới một mảng các máy chủ lưu trữ tạo ra lượng rất lớn dung lượng lưu trữ được chia sẻ. Tuy nhiên, khác với SAN và DAS, các thiết bị NAS thường truy cập ở chế độ tập tin thay vì chế độ khối. Thông thường thì việc truy cập được đóng gói bởi một giao thức mà theo đó, bạn truy cập đến các tập tin hoặc các đối tượng. Các đám mây như S3 của Amazon, Google Drive, OneDrive của Microsoft, DropBox, v.v… đã đưa NAS đến cực độ bằng cách cung cấp việc lưu trữ qua Internet.

Hiệu suất Nhập/ Xuất mà các máy chủ của bạn trải qua chịu ảnh hưởng của mỗi khía cạnh này cũng như là tốc độ của kết nối (ví dụ, kênh quang học, ethernet, v.v…) và mức độ tranh chấp ở các cấp độ khác nhau (bản thân đĩa, các máy chủ lưu trữ cho SAN, NAS, và mạng giữa kênh quang học, ethernet hoặc thứ gì đó khác).

2. Các hệ thống tập tin

Các hệ thống tập tin là một phương pháp lưu trữ các tập tin để hệ điều hành có thể theo dõi và bảo vệ chúng. Windows và Linux hoạt động với các hệ thống tập tin phân cấp, tuy nhiên chúng được thiết lập cấu hình hơi khác nhau một chút. Các hệ thống tập tin của Linux chỉ có một thư mục “root” (“/ ”) và mọi lưu trữ bổ sung khác được gắn trong các thư mục con. Ngoài ra, Linux có một loạt các kiểu/tùy chọn hệ thống tập tin. Trong khi đó, Windows có nhiều thư mục “root” được liên kết với các ký tự ổ đĩa (ví dụ , c:\ , d:\, v.v…) và NTFS là loại hệ thống tập tin duy nhất được sử dụng, mặc dù bạn có thể tìm thấy fat32 trên một số hệ thống cũ hơn. Cả Linux lẫn Windows đều cho phép liên kết bảo mật ở mức thư mục hoặc tập tin.

(Nguồn dịch tài liệu tham khảo từ: Group FB Quản trị & Bảo mật hệ thống ASV)

Trên đây là các nền tảng cơ bản về Công nghệ – Phần 2: Các hệ thống tập tin và lưu trữ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào, vui lòng bình luận phía dưới, hoặc liên hệ với HOSTVN, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Xem lại Các nền tảng cơ bản về Công nghệ – Phần 1

Ebook Wordpress

Đăng ký nhận Ebooks toàn tập hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản


Tin tứcWordpress

Mã nguồn Wordpress chính thức cán mốc 40% lượng website sử dụng trên toàn thế giới

2021-5-10 15:55:45

Tin tức

TikTok sẽ tăng thời lượng tối đa của video từ 60 giây lên 3 phút.

2021-7-7 15:40:00

0 trả lời ATác giả MQuản lý
    Chưa có phản hồi nào
Trung tâm cá nhân
Giỏ hàng
Phiếu mua hàng
Đăng nhập ngay
Tin nhắn Danh sách tin nhắn
Tìm kiếm
Tối