Cài đặt LAMP trên Ubuntu 18 – LAMP là viết tắt của Linux, Apache, MariaDB/MySQL và PHP để tạo nên một môi trường máy chủ Web giúp triển khai các website trên môi trường Internet.
Trong bài viết này HOSTVN sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt LAMP trên Ubuntu 18.04.
Mục lục
Hướng dẫn cài đặt LAMP trên Ubuntu 18
1. Yêu cầu
Để làm theo hướng dẫn này, bạn cần có một VPS sử dụng HĐH Ubuntu 18.04. Nếu bạn chưa có VPS hãy tham khảo ngay các gói Cloud VPS của HOSTVN.
2. Cài đặt LAMP trên Ubuntu 18
2.1. Bước 1: Cài đặt Apache
a. Cài đặt Apache
Để cài đặt Apache phiên bản mới nhất các bạn sẽ cần sử dụng ondrej/apache2 PPA
sudo add-apt-repository ppa:ondrej/apache2 sudo apt update sudo apt install apache2 -y
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất các bạn chạy lệnh sau để khởi động Apache
sudo systemctl enable apache2 && sudo systemctl start apache2
Để kiểm tra xem Apache đã chạy hay chưa hãy sử dụng lệnh sau
sudo systemctl status apache2
Tiếp theo các bạn cần bật một số mod cần thiết như SSL, rewrite, userdir, header
sudo a2enmod rewrite sudo a2enmod userdir sudo a2enmod ssl sudo a2enmod headers sudo systemctl restart apache2
b. Cấu hình bảo mật Apache cơ bản
Đầu tiên các bạn cấu hình bảo mật cơ bản cho Apache bằng cách chỉnh sửa file /etc/apache2/conf-enabled/security.conf. Trước khi chỉnh sửa đừng quên backup lại file này bằng lệnh sau
sudo cp /etc/apache2/conf-enabled/security.conf /etc/apache2/conf-enabled/security.conf.bak
Tiếp theo các bạn chạy lần lượt các lệnh sau
sudo sed -i 's/ServerTokens OS/ServerTokens Prod/g' /etc/apache2/conf-enabled/security.conf sudo sed -i 's/ServerSignature On/ServerSignature Off/g' /etc/apache2/conf-enabled/security.conf sudo /bin/su -c "echo -e 'Header always append X-Frame-Options SAMEORIGIN' >> /etc/apache2/conf-enabled/security.conf" sudo /bin/su -c "echo -e 'Header always set X-XSS-Protection: "1; mode=block"' >> /etc/apache2/conf-enabled/security.conf" sudo /bin/su -c "echo -e 'Header always set X-Content-Type-Options: "nosniff"' >> /etc/apache2/conf-enabled/security.conf" sudo /bin/su -c "echo -e 'Header always set Strict-Transport-Security "max-age=31536000; includeSubDomains"' >> /etc/apache2/conf-enabled/security.conf"
c. Cấu hình SSL
Bước tiếp theo các bạn cấu hình giao thức SSL và SSLCipherSuite cho Apache. Trước khi cấu hình các bạn cần backup lại file /etc/apache2/mods-enabled/ssl.conf bằng lệnh sau
sudo cp /etc/apache2/mods-enabled/ssl.conf /etc/apache2/mods-enabled/ssl.conf.bak
Sau khi đã backup file cấu hình các bạn chạy lệnh sau để cấu hình SSL
sudo sed -i 's/SSLProtocol all -SSLv3/SSLProtocol all -SSLv3 -TLSv1 -TLSv1.1nSSLCipherSuite ECDHE-ECDSA-AES256-GCM-SHA384:ECDHE-RSA-AES256-GCM-SHA384:ECDHE-ECDSA-CHACHA20-POLY1305:ECDHE-RSA-CHACHA20-POLY1305:ECDHE-ECDSA-AES128-GCM-SHA256:ECDHE-RSA-AES128-GCM-SHA256:ECDHE-ECDSA-AES256-SHA384:ECDHE-RSA-AES256-SHA384:ECDHE-ECDSA-AES128-SHA256:ECDHE-RSA-AES128-SHA256nSSLHonorCipherOrder onnSSLCompression offnSSLSessionTickets off/g' /etc/apache2/mods-enabled/ssl.conf
Cuối cùng hãy restart lại Apache để các cấu hình có hiệu lực
sudo systemctl reload apache2
2.2. Bước 2: Cài đặt MariaDB
a. Cài đặt MariaDB
Để cài đặt MariaDB 10.4 trên Ubuntu 18.04, các bạn sẽ cần thêm MariaDB repository vào hệ thống. Trước tiên các bạn cần cài đặt software-properties-common bằng lệnh sau:
sudo apt-get install software-properties-common -y
Sau đó các bạn chạy lệnh sau để thêm Repository Key vào hệ thống
sudo apt-key adv --recv-keys --keyserver hkp://keyserver.ubuntu.com:80 0xF1656F24C74CD1D8
Tiếp theo thêm repository bằng lệnh sau
sudo add-apt-repository "deb [arch=amd64,arm64,ppc64el] http://mariadb.mirror.liquidtelecom.com/repo/10.4/ubuntu $(lsb_release -cs) main"
Để cài đặt Mariadb, hãy chạy các lệnh sau:
sudo apt update sudo apt -y install mariadb-server mariadb-client
b. Đặt mật khẩu root MariaDB
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất các bạn tiến hành đặt mật khẩu root cho Mariadb bằng cách chạy lần lượt các lệnh sau
sudo mysql -u root use mysql; ALTER USER 'root'@'localhost' IDENTIFIED BY 'Mật-Khẩu-Bạn-Muốn-Đặt'; flush privileges; exit
Thay Mật-Khẩu-Bạn-Muốn-Đặt bằng mật khẩu của bạn
Sau khi đặt mật khẩu root các bạn chạy lệnh sau để khởi động Mariadb
sudo systemctl start mariadb && sudo systemctl enable mariadb
c. Cấu hình bảo mật MariaDB
Cuối cùng tiến hành bảo mật MariaDB bằng lệnh sau
sudo mysql_secure_installation
Switch to unix_socket authentication [Y/n] : n
Change the root password? [Y/n] : n
Remove anonymous users? [Y/n] : Y
Disallow root login remotely? [Y/n] : Y
Remove test database and access to it? [Y/n] : Y
Reload privilege tables now? [Y/n] : Y
Để kiểm tra MariaDB đã chạy hãy chưa các bạn dùng lệnh
sudo service mariadb status
2.3. Bước 3: Cài đặt PHP-FPM
a. Cài đặt PHP-FPM
Để cài đặt PHP-FPM các bạn nên sử dụng ppa:ondrej/php PPA để có thể cài đặt phiên bản PHP-FPM mới nhất
sudo add-apt-repository ppa:ondrej/php
Tiếp theo các bạn cài đặt PHP bằng lệnh sau. Trong bài viết này HOSTVN sẽ cài đặt PHP 7.4
sudo apt update sudo apt -y install php7.4 php7.4-fpm php7.4-ldap php7.4-zip php7.4-cli php7.4-mysql php7.4-gd php7.4-xml php7.4-mbstring php7.4-common php7.4-soap php7.4-json php7.4-curl php7.4-bcmath php7.4-snmp php7.4-pspell php7.4-gmp php7.4-intl php7.4-imap php7.4-enchant php7.4-xmlrpc php7.4-tidy php7.4-opcache php7.4-cli unzip gcc
b. Cấu hình PHP-FPM
Đầu tiên các bạn backup lại file cấu hình mặc định
sudo cp /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf.bak
Tiếp theo các bạn chạy lần lượt các lệnh sau
sudo sed -i 's/;listen.mode = 0660/listen.mode = 0660/g' /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf sudo sed -i 's/;security.limit_extensions = .php .php3 .php4 .php5 .php7/security.limit_extensions = .php .php3 .php4 .php5 .php7/g' /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf
c. Cấu hình php.ini
Tất cả cấu hình thông số php cần thiết sẽ nằm trong file /etc/php/7.4/fpm/php.ini. Trước khi chỉnh sửa các bạn nên backup lại file php.ini bằng lệnh sau
sudo cp /etc/php/7.4/fpm/php.ini /etc/php/7.4/fpm/php.ini.bak
Một số thông số cơ bản bạn có thể sửa như sau
;date.timezone = expose_php = On short_open_tag = Off ;max_input_vars = 1000 max_execution_time max_input_time post_max_size upload_max_filesize
Các bạn sửa lại thành như sau:
date.timezone = Asia/Ho_Chi_Minh expose_php = Off short_open_tag = On max_input_vars = 3000 max_execution_time = 90 max_input_time = 90 post_max_size = 128M upload_max_filesize = 128M
d. Khởi động PHP-FPM
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất các bạn chạy 2 lệnh sau để khởi động PHP-FPM
sudo systemctl start php7.4-fpm sudo systemctl enable php7.4-fpm
Để kiểm tra xem php-fpm đã chạy hay chưa các bạn sử dụng lệnh sau
sudo systemctl status php7.4-fpm
e. Bật mode proxy_fcgi
Để Apache có thể hoạt động được với PHP-FPM các bạn cần bật mod proxy_fcgi bằng các lệnh sau
sudo a2enmod proxy_fcgi setenvif sudo a2enconf php7.4-fpm sudo systemctl restart apache2
Để kiểm tra các bạn tạo file /var/www/html/info.php bằng lệnh sau
sudo touch /var/www/html/info.php sudo /bin/su -c "echo -e '<?phpnphpinfo();' >> /var/www/html/info.php"
Sau đó các bạn truy cập http://ip-vps/info.php để kiểm tra xem PHP-FPM đã làm việc hay chưa
2.4. Bước 4: Cài đặt PhpMyAdmin
a. Cài đặt PhpMyAdmin
Để cài đặt PhpMyAdmin các bạn chạy lần lượt các lệnh sau:
cd /usr/share sudo wget https://files.phpmyadmin.net/phpMyAdmin/5.0.2/phpMyAdmin-5.0.2-all-languages.zip sudo unzip phpMyAdmin-5.0.2-all-languages.zip sudo mv phpMyAdmin-5.0.2-all-languages phpMyAdmin sudo rm -rf phpMyAdmin-5.0.2-all-languages.zip sudo rm -rf /usr/share/phpMyAdmin/setup
- Lưu ý: Truy cập phpmyadmin.net để lấy link down phiên bản mới nhất
b. Cấu hình PhpMyAdmin
Tiếp theo các bạn tiến hành cấu hình PhpMyadmin:
sudo mv /usr/share/phpMyAdmin/config.sample.inc.php /usr/share/phpMyAdmin/config.inc.php
Mở file /usr/share/phpMyAdmin/config.inc.php và chỉnh sửa các thông số sau
– Tìm
$cfg['blowfish_secret'] = '';
thêm một đoạn ký tự bất kỳ vào giữa cặp nháy đơn. Ví dụ:
$cfg['blowfish_secret'] = 'dsa123e12rwDSADs1few12tr3ewg3s2df3sAD';
– Tiếp theo thêm vào cuối file doạn code sau
$cfg['TempDir'] = '/usr/share/phpMyAdmin/tmp/';
Sau đó các bạn cần tạo thư mục tmp cho PhpMyAdmin
sudo mkdir -p /usr/share/phpMyAdmin/tmp sudo chown -R www-data:www-data /usr/share/phpMyAdmin/tmp
c. Tạo fileVirtual host cho PhpMyAdmin
Tiếp theo các bạn tạo file /etc/apache2/conf-enabled/phpmyadmin.conf với nội dung sau
Alias /pma /usr/share/phpMyAdmin Alias /phpmyadmin /usr/share/phpMyAdmin <Directory /usr/share/phpMyAdmin/> AddDefaultCharset UTF-8 <IfModule mod_authz_core.c> # Apache 2.4 <RequireAny> <RequireAll> Require all granted </RequireAll> </RequireAny> </IfModule> <IfModule !mod_authz_core.c> # Apache 2.2 Order Deny,Allow Deny from All Allow from All Allow from ::1 </IfModule> </Directory> <Directory /usr/share/phpMyAdmin/log/> Order Deny,Allow Deny from All Allow from None </Directory> <Directory /usr/share/phpMyAdmin/libraries/> Order Deny,Allow Deny from All Allow from None </Directory> <Directory /usr/share/phpMyAdmin/templates/> Order Deny,Allow Deny from All Allow from None </Directory> <Directory /usr/share/phpMyAdmin/tmp/> Order Deny,Allow Deny from All Allow from None </Directory>
Khởi động lại Apache để nhận cấu hình
sudo service apache2 restart
Các bạn có thể truy cập http://ip-vps/phpmyadmin hoặc http://ip-vps/pma và đăng nhập với user là root và mật khẩu là mật khẩu root MariaDB để kiểm tra
2.5. Bước 5: Tạo Virtual host
Virtual Host là file cấu hình cho phép nhiều domain cùng chạy trên một máy chủ. Tất cả các file vhost sẽ nằm trong thư mục /etc/apache2/sites-available/. Để tiện quản lý mỗi website nên có một vhost riêng, ví dụ: hostvn.net.conf.
Trong ví dụ này sẽ tạo website hostvn.net với vhost tương ứng là /etc/apache2/sites-available/hostvn.net.conf với nội dung sau:
<VirtualHost *:80> ServerName www.hostvn.net ServerAlias hostvn.net DocumentRoot /home/hostvn.net/public_html ErrorLog /home/hostvn.net/logs/error_log CustomLog /home/hostvn.net/logs/access_log combined </VirtualHost>
Tiếp theo các bạn cần tạo thư mục chứa mã nguồn website và thư mục chứa file log bằng các lệnh sau
sudo mkdir -p /home/hostvn.net/public_html sudo mkdir -p /home/hostvn.net/logs sudo chown -R www-data:www-data /home/hostvn.net
Sau khi tạo Virtual host các bạn cần enable site
sudo a2ensite hostvn.net.conf sudo systemctl reload apache2
Sau khi cấu hình hoàn tất các bạn trỏ tên miền về vps sau đó tạo file /home/hostvn.net/public_html/index.php với nội dung sau và gõ tên miền của bạn vào thanh địa chỉ của trình duyệt để kiểm tra
<!DOCTYPE html> <html lang="en"> <head> <meta charset="UTF-8"> <title>HOSTVN.NET - Hướng dẫn cài đặt LAMP trên Ubuntu 18.04</title> </head> <body> <p><center><?= "HOSTVN.NET - Hướng dẫn cài đặt LAMP trên Ubuntu 18.04" ?></center></p> </body> </html>
2.6. Cấu hình SSL
Để cấu hình SSL các bạn có thể xem thêm Hướng dẫn cài đặt SSL cho Apache trên VPS Ubuntu của HOSTVN.
3. Tài liệu tham khảo
- https://httpd.apache.org/docs/2.4/
- https://mariadb.org/
- https://www.php.net/
- https://httpd.apache.org/docs/2.4/vhosts/examples.html
4. Kết luận
Qua bài viết này HOSTVN đã hướng dẫn các bạn cách cài đặt LAMP (Apache – MariaDB- PHP-FPM) trên Ubuntu 18.04 LTS. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Ngoài ra các bạn có thể muốn xem thêm Hướng dẫn cài đặt LEMP trên Ubuntu 18.