Xây dựng thương hiệu là sử dụng các chiến lược, chiến dịch tiếp thị với mục tiêu tạo ra các hình ảnh độc đáo cạnh tranh trên thị trường.
Mục lục
- Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu
- Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu
- Bước 3: Nghiên cứu thương hiệu trong ngách kinh doanh của bạn
- Bước 4: Xác định chất lượng, lợi ích thương hiệu mang lại
- Bước 5: Tạo logo thương hiệu và tagline
- Bước 6: Xây dựng tiếng nói thương hiệu
- Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu
- Bước 8: Để cá tính thương hiệu tỏa sáng
- Bước 9: Tích hợp thương hiệu vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp
- Bước 10: Thống nhất trong xây dựng thương hiệu
- Bước 11: Hãy là người ủng hộ lớn mạnh mẽ nhất cho thương hiệu
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu thành công, bước đầu tiên bạn cần phần phải xác định được đối tượng bạn đang cố gắng tiếp cận là ai. Xác định đối tượng dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, nơi sống, thu nhập và trình độ học vấn. Từ đó, bạn sẽ xác định được insight khách hàng, định hướng thương hiệu và điều chỉnh nhiệm vụ hợp lý.
Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp
Tuyên bố sứ mệnh xác định mục đích tồn tại của thương hiệu. Đồng thời là cơ sở cho mọi hoạt động chiến lược xây dựng thương hiệu. Từ logo đến khẩu hiệu, thông điệp, tiếng nói, tính cách thương hiệu là những yếu tố phản ánh đúng sứ mệnh của thương hiệu của doanh nghiệp.
Bước 3: Nghiên cứu thương hiệu trong ngách kinh doanh của bạn
Khi nghiên cứu thương hiệu trong ngách kinh doanh của bạn, bạn không bao giờ được bắt chước chính xác những gì mà các thương hiệu lớn trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang làm. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết họ đã làm gì tốt và thất bại ở đâu để học hỏi, hạn chế những sai sót.
Bước 4: Xác định chất lượng, lợi ích thương hiệu mang lại
Để xây dựng được một thương hiệu đáng nhớ, doanh nghiệp cần phải tìm ra những gì mà thương hiệu của bạn sẽ cung cấp mà trên thị trường chưa có. Tập trung chủ yếu vào chất lượng và lợi ích giúp thương hiệu công ty trở nên độc đáo.
Bước 5: Tạo logo thương hiệu và tagline
Logo thương hiệu và tagline là những yếu tố rất quan trọng để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp.
Bước 6: Xây dựng tiếng nói thương hiệu

Brand là tài sản có định giá
Tiếng nói thương hiệu là cách giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng và cách họ phản hồi với bạn. Tiếng nói thương hiệu phụ thuộc vào sứ mệnh, ngành kinh doanh và đối tượng.
Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu
Thông điệp thương hiệu cần mang đến các thông tin như bạn là ai, bạn cung cấp cái gì và tại sao mọi người nên quan tâm. Khi xây dựng thông điệp thương hiệu, bạn nên sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản, rõ ràng để tác động tới cảm xúc của khách hàng.
Bước 8: Để cá tính thương hiệu tỏa sáng
Để cá tính thương hiệu của bạn được tỏa sáng, hãy cá nhân hóa thương hiệu và giữ vững tính cách thương hiệu trên tất cả các chạm. Đơn giản như một giọng nói đàm thoại trong giao tiếp, mô tả sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách kỳ thú, kể chuyện về những trải nghiệm thực tế hoặc bạn có thể chia sẻ nội dung hậu trường.
Bước 9: Tích hợp thương hiệu vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn được xuất hiện ở nhiều nơi. Tích hợp thương hiệu trên tất cả các nền tảng như Facebook, Facebook Live, Youtube, Snapchat và Instagram,… giúp đẩy nhanh thương hiệu một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn cũng có thể áp dụng các hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay để khẳng định vị trí thương hiệu của bạn trên thị trường. Thực hiện marketing sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh doanh hiệu quả.
Tham khảo: Top 6 xu hướng marketing nổi bật nhất năm 2020
Bước 10: Thống nhất trong xây dựng thương hiệu
Sự thiếu nhất quán trong quy trình xây dựng thương hiệu dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng và khiến cho việc thực hiện trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, mọi quy trình đều phải được thực hiện một cách nhất quán,cụ thể, rõ ràng.
Bước 11: Hãy là người ủng hộ lớn mạnh mẽ nhất cho thương hiệu
Khi xây dựng thương hiệu phải đảm bảo rằng bạn và nhân viên của bạn là những người ủng hộ tốt nhất để tiếp thị và quảng bá thương hiệu rộng rãi nhất. Bởi không ai hiểu thương hiệu của bạn tốt hơn bạn.
Doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên hướng thương hiệu cá nhân phù hợp với hình ảnh công ty sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận, tương tác với khách hàng tiềm năng.
Trên đây là tổng hợp top 11 bước xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn định hướng và đẩy mạnh thương hiệu hiệu quả.