Hướng dẫn cài đặt Minecraft Server trên CentOS 7

Minecraft là một trong những game phổ biến nhất mọi thời đại. Trong bài viết này, HOSTVN sẽ hướng dẫn cấu hình cài đặt Minecraft Server trên CentOS 7.

Minecraft là một trong những game phổ biến nhất mọi thời đại. Trong bài viết này, HOSTVN sẽ hướng dẫn các bước cần thiết để cấu hình và cài đặt Minecraft Server trên CentOS 7.

HOSTVN sẽ sử dụng Systemd để chạy máy chủ Minecraft và tiện ích mcrcon để kết nối với phiên bản đang chạy. Ngoài ra HOSTVN cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách tự động backup server với Cron Jobs.

Cài đặt Minecraft Server trên CentOS 7

1. Yêu cầu

  • Một server sử dụng hệ điều hành CentOS 7
  • CPU 2 core trở lên
  • Tối thiểu 1GB RAM (Đáp ứng cho 1-4 người chơi)

Các bạn có thể xem thêm yêu cầu máy chủ cụ thể tại trang Minecraft Server/Requirements.

Nếu bạn chưa có VPS hãy tham khảo ngay các gói Cloud VPS của HOSTVN.

ĐĂNG KÝ NGAY

2. Cài đặt các thư viện cần thiết

Cài đặt các gói cần thiết để build mcrcon:

yum install git -y
yum group install "Development Tools" -y

3. Cài đặt Java Runtime Environment

Minecraft yêu cầu Java 8 trở lên. Vì Minecraft Server không cần giao diện đồ họa, nên các bạn chỉ cần cài đặt phiên bản openjdk headless. Phiên bản này phù hợp cho các ứng dụng máy chủ vì nó sử dụng ít tài nguyên hệ thống hơn.

yum install java-1.8.0-openjdk-headless -y

Kiểm tra phiên bản java bằng lệnh sau:

java -version

Screenshot_10

4. Tạo Minecraft User

Việc chạy các dịch vụ như Minecraft dưới quyền người dùng root không được khuyến nghị vì lý do bảo mật.

Các bạn nên tạo một người dùng riêng cho minecraft bằng lệnh sau:

useradd -r -m -U -d /opt/minecraft -s /bin/bash minecraft

Bạn không nên đặt mật khẩu cho người dùng này. Đây là cách bảo mật tốt vì người dùng này sẽ không thể đăng nhập qua SSH.

5. Cài đặt Minecraft Server trên CentOS 7

5.1. Bước 1: Tạo các thư mục cần thiết

Trước khi bắt đầu quá trình cài đặt, bạn cần chuyển sang user minecraft bằng lệnh sau:

sudo su - minecraft

Screenshot_11

Tạo ba thư mục mới bên trong thư mục home của user minecraft bằng lệnh sau:

mkdir -p ~/{backups,tools,server}
  • Thư mục backup sẽ lưu trữ bản sao lưu máy chủ của bạn. Sau này bạn có thể đồng bộ hóa thư mục này với máy chủ sao lưu từ xa.
  • Thư mục tools sẽ lưu trữ mcrcon client và tập lệnh sao lưu.
  • Thư mục server sẽ chứa Minecraft server và dữ liệu của nó.

5.2. Bước 2: Tải xuống và biên dịch mcrcon

RCON là một giao thức cho phép bạn kết nối với các máy chủ Minecraft để chạy lệnh. mcron là RCON client được viết bằng ngôn ngữ C.

Đầu tiên các bạn cần tải mcrcon bằng lệnh sau

cd ~/tools && git clone https://github.com/Tiiffi/mcrcon.git

Screenshot_12

Sau khi quá trình download hoàn tất các bạn di chuyển vào thư mục ~/tools/mcrcon

cd ~/tools/mcrcon

Build mcrcon bằng trình biên dịch GCC:

gcc -std=gnu11 -pedantic -Wall -Wextra -O2 -s -o mcrcon mcrcon.c

Sau khi hoàn thành, kiểm tra bằng lệnh sau:

./mcrcon -h

Screenshot_13

5.3. Bước 3: Download Minecraft Server

Có một số mod của Minecraft Server như Craftbukkit hoặc Spigot cho phép bạn thêm các tính năng (plugin) trên máy chủ của mình và tùy chỉnh cũng như điều chỉnh cài đặt máy chủ. Trong hướng dẫn này, HOSTVN sẽ cài đặt Minecraft Server vanilla bản chính thức mới nhất của Mojang.

Các bạn có thể tải xuống phiên bản mới nhất của Server Minecraft Java (JAR) tại trang tải xuống Minecraft.

Tại thời điểm viết bài, phiên bản mới nhất là 1.15.2. Trước khi tiếp tục bước tiếp theo, bạn nên kiểm tra để biết phiên bản mới.

Chạy lệnh sau để tải xuống tệp jar Minecraft trong thư mục ~/server:

wget https://launcher.mojang.com/v1/objects/bb2b6b1aefcd70dfd1892149ac3a215f6c636b07/server.jar -P ~/server

5.4. Bước 4: Cấu hình Minecraft Server

Di chuyển đến thư mục ~/server và khởi động máy chủ Minecraft:

cd ~/server
java -Xmx1024M -Xms512M -jar server.jar nogui

Khi bạn khởi động máy chủ lần đầu tiên, nó sẽ thực thi một số thao tác và tạo các tệp server.properieseula.txt sau đó sẽ hiển thị thông báo lỗi.

Screenshot_14

Bạn cần phải đồng ý với Minecraft EULA để có thể chạy máy chủ. Mở tệp eula.txt và thay đổi eula=false thành eula=true:

nano ~/server/eula.txt

Screenshot_15

Tiếp theo, mở tệp server.properIES, bật giao thức rcon và đặt mật khẩu rcon:

nano ~/server/server.properties

Xác định vị trí các dòng sau và cập nhật giá trị của chúng như hiển thị bên dưới:

rcon.port=25575
rcon.password=strong-password
enable-rcon=true

Screenshot_16

Đừng quên thay đổi strong-password thành một mật khẩu an toàn. Nếu bạn không muốn kết nối từ xa với máy chủ Minecraft, hãy chặn cổng rcon bằng firewall.

Để biết thêm thông tin về các cài đặt , hãy truy cập trang server.properIES.

5.5. Bước 5: Tạo Systemd Unit File

Để chạy Minecraft như một service, các bạn cần tạo một tệp Systemd mới. Để làm điều này các bạn cần chuyển về người dùng sudo bằng cách gõ lệnh exit.

Screenshot_21

Mở trình soạn thảo văn bản và tạo một tệp minecraft.service trong thư mục /etc/systemd/system/:

nano /etc/systemd/system/minecraft.service

Dán cấu hình sau:

[Unit]
Description=Minecraft Server
After=network.target

[Service]
User=minecraft
Nice=1
KillMode=none
SuccessExitStatus=0 1
ProtectHome=true
ProtectSystem=full
PrivateDevices=true
NoNewPrivileges=true
WorkingDirectory=/opt/minecraft/server
ExecStart=/usr/bin/java -Xmx1024M -Xms512M -jar server.jar nogui
ExecStop=/opt/minecraft/tools/mcrcon/mcrcon -H 127.0.0.1 -P 25575 -p strong-password stop

[Install]
WantedBy=multi-user.target
  • Thay strong-password bằng mật khẩu mcron các bạn để tạo ở bước trên.
  • Sửa đổi các thông số Xmx1024MXms512M theo tài nguyên máy chủ của bạn. Xmx xác định nhóm cấp phát bộ nhớ tối đa cho máy ảo Java (JVM), trong khi Xms xác định nhóm cấp phát bộ nhớ ban đầu.

Bấm ctrl + o để lưu tệp và ctrl + x để thoát nano và chạy tiếp lệnh sau

systemctl daemon-reload

Để khởi động máy chủ Minecraft các bạn sử dụng lệnh sau:

systemctl start minecraft

Kiểm tra trạng thái dịch vụ bằng lệnh sau:

systemctl status minecraft

Screenshot_17 - cài đặt Minecraft Server trên CentOS

Cho phép dịch vụ Minecraft tự động khởi động bằng lệnh sau:

systemctl enable minecraft

5.6. Bước 6: Cấu hình firewall

Nếu bạn sử dụng Firewalld để có thể truy cập máy chủ Minecraft từ bên ngoài, bạn cần mở cổng 25565:

firewall-cmd --permanent --zone=public --add-port=25565/tcp
firewall-cmd --reload

Screenshot_18 - cài đặt Minecraft Server trên CentOS

5.7. Bước 7: Cấu hình backups

Trong bước này, HOSTVN sẽ tạo một tập lệnh sao lưu và tạo cronjob để tự động sao lưu máy chủ Minecraft. Đầu tiên các bạn cần chuyển sang user minecraft:

sudo su - minecraft

Mở trình soạn thảo văn bản của bạn và tạo tệp /opt/minecraft/tools/backup.sh:

nano /opt/minecraft/tools/backup.sh

Dán cấu hình sau:

#!/bin/bash

function rcon {
  /opt/minecraft/tools/mcrcon/mcrcon -H 127.0.0.1 -P 25575 -p strong-password "$1"
}

rcon "save-off"
rcon "save-all"
tar -cvpzf /opt/minecraft/backups/server-$(date +%F-%H-%M).tar.gz /opt/minecraft/server
rcon "save-on"

## Delete older backups
find /opt/minecraft/backups/ -type f -mtime +7 -name '*.gz' -delete
  • Thay strong-password bằng mật khẩu mcron các bạn để tạo ở bước trên.

Bấm ctrl + o để lưu tệp và ctrl + x để thoát nano và chạy tiếp lệnh sau

chmod +x /opt/minecraft/tools/backup.sh

Mở tệp crontab và tạo một cronjob sẽ tự động chạy một lần trong một ngày vào một thời điểm cố định:

EDITOR=nano crontab -e

HOSTVN sẽ tạo cronjob tự chạy vào 23:00 hàng ngày:

0 23 * * * /opt/minecraft/tools/backup.sh

Screenshot_19 - cài đặt Minecraft Server trên CentOS

6. Truy cập bảng điều khiển Minecraft

Để truy cập Bảng điều khiển Minecraft, bạn có thể sử dụng tiện ích mcrcon. Cú pháp lệnh như sau:

/opt/minecraft/tools/mcrcon/mcrcon -H 127.0.0.1 -P 25575 -p strong-password -t
  • Thay strong-password bằng mật khẩu mcron các bạn để tạo ở bước trên.

Screenshot_20 - cài đặt Minecraft Server trên CentOS

7. Video cài đặt

8. Link tham khảo

9. Kết luận

Qua bài viết này HOSTVN đã hướng dẫn các bạn cách Minecraft Server trên CentOS 7 cũng như cách tự động backup server với Cron Jobs. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm các bạn hướng dẫn khác cho linux tại đây.

Ebook Wordpress

Đăng ký nhận Ebooks toàn tập hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản


Góc chia sẻVPS Server

Chuyển hướng HTTP sang HTTPS trên Apache

2020-4-30 9:30:30

Góc chia sẻVPS Server

Cài đặt Let’s Encrypt trên Ubuntu 18

2020-5-1 21:24:26

0 trả lời ATác giả MQuản lý
    Chưa có phản hồi nào
Trung tâm cá nhân
Giỏ hàng
Phiếu mua hàng
Đăng nhập ngay
Tin nhắn Danh sách tin nhắn
Tìm kiếm
Tối