Page Speed là gì ? Hiểu đúng về Page Speed và biện pháp để cải thiện Page Speed

Page Speed là gì ? Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa Page speed và "site speed,", Page speed hiểu chính xác là tốc độ tải của một trang trên website.

Page Speed là gì ? Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa Page speed và “site speed,”, Page speed hiểu chính xác là tốc độ tải của một trang trên website. Tốc độ trang có thể được mô tả trong “page load time” (thời gian cần để hiển thị đầy đủ nội dung trên một trang cụ thể) hoặc “time to first byte” (mất bao lâu để trình duyệt của bạn nhận được byte thông tin đầu tiên từ máy chủ web).

Page Speed là gì

Page Speed là gì ?

Google đã chỉ ra rằng tốc độ trang web (và phản ánh là Page Speed) là một trong những yếu tố được thuật toán được Google đưa vào áp dụng để xếp thứ hạng của các trang web. Ngoài ra, nếu tốc độ trang chậm sẽ khiến các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu website và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc lập chỉ mục website của bạn.

Tốc độ trang cũng rất quan trọng đối với trải nghiệm người dùng. Nếu các trang có thời gian tải lâu hơn thì người truy cập vào website thường có xu hướng thoát trang cao hơn và thời gian trung bình ở lại trang cũng thấp hơn.

Dưới đây là một số cách để tăng tốc độ trang của bạn:

Bật compression

Sử dụng Gzip để giảm kích thước tệp CSS, HTML và JavaScript trên website của bạn.

Không sử dụng gzip trên tập tin hình ảnh. Thay vào đó, hãy nén chúng bằng các phần mềm nén ảnh chuyên dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng của hình ảnh.

Tối ưu CSS, JavaScript, và HTML

Bằng cách tối ưu hóa code của bạn (bao gồm xóa khoảng trắng, dấu phẩy và các ký tự không cần thiết khác), bạn có thể tăng đáng kể tốc độ trang của mình.  Một số công cụ nén CSS, js, HTML được Google khuyên dùng:

Giảm số lượng chuyển hướng

Mỗi khi một trang chuyển hướng đến một trang khác, khách truy cập của bạn phải đối mặt với thời gian chờ đợi chu trình phản hồi yêu cầu HTTP hoàn tất. Ví dụ: nếu website của bạn chuyển hướng sang phiên bản đị di động trông như thế này: “example.com -> www.example.com -> m.example.com -> m.example.com/home”, mỗi  chuyển hướng bổ sung này sẽ khiến trang của bạn có tốc độ tải trang chậm hơn.

Xóa render-blocking JavaScript

Các trình duyệt phải xây dựng DOM tree bằng cách phân tích cú pháp HTML trước khi chúng có thể tải một trang. Nếu trình duyệt của bạn gặp một file JavaScript trong quá trình này, nó phải dừng và thực thi JavaScript trước khi nó có thể tiếp tục tải DOM.

Bạn có thể tìm hiểu tham khảo thêm vấn đề này tại đây: Google suggests avoiding and minimizing the use of blocking JavaScript.

Tận dụng bộ nhớ đệm (Cache) trình duyệt

Trình duyệt thường lưu rất nhiều thông tin như (stylesheets, hình ảnh, tệp JavaScript ….) để mỗi khi khách truy cập quay lại trang web của bạn, trình duyệt không phải tải lại toàn bộ trang. Sử dụng một công cụ như YSlow để xem bạn đã đặt ngày hết hạn cho cache chưa. Sau đó đặt “expires” header để đặt thời gian bạn muốn trình duyệt lưu trữ cache. Trong nhiều trường hợp, trừ khi thiết kế trang web của bạn thay đổi thường xuyên, một năm là khoảng thời gian hợp lý. Google có bổ xung thêm thông tin về việc tận dụng bộ nhớ đệm ở đây.

Hãy xem thêm TOP 4 Plugin Caching WordPress giúp tăng tốc website tốt nhất để lựa chọn cho mình một plugins tạo Cache phù hợp.

Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ

Thời gian phản hồi máy chủ của bạn thường bị ảnh hưởng bởi lượng lưu lượng truy cập website của bạn, tài nguyên trên mỗi trang web sử dụng, nó còn liên quan đến phần mềm máy chủ và giải pháp lưu trữ mà bạn đang sử dụng. Thời gian đáp ứng phản hồi máy chủ tối ưu nhất là dưới 200ms.

Toàn bộ các máy chủ phục vụ hosting của HOSTVN đều đang sử dụng Litespeed Webserver giúp nâng cao hiệu suất máy chủ và giảm thời gian phản hồi của máy chủ lên gấp nhiều lần.

Sử dụng CDN (Content Delivery Network)

CDN, hay còn được gọi là mạng lưới phân phối nội dung, đây là mạng lưới của các máy chủ đang được sử dụng để phân phối nội dung đến người dùng cuối. Về cơ bản, thì các bản sao của trang web của bạn được lưu trữ tại nhiều trung tâm dữ liệu đa dạng về địa lý để người dùng có thể truy cập vào trang web của bạn với tốc độ nhanh nhất.

Tối ưu hình ảnh

Hãy chắc chắn rằng hình ảnh của bạn không lớn hơn mức cần thiết, chúng nên ở định dạng tệp phù hợp như (PNG, JPG) và chúng đều được nén trước khi upload lên website .

Sử dụng CSS sprites để tạo mẫu cho hình ảnh mà bạn sử dụng thường xuyên trên trang web của mình như các nút và biểu tượng. CSS sprites kết hợp hình ảnh của bạn thành một hình ảnh lớn tải tất cả cùng một lúc (có nghĩa là cần ít yêu cầu đến HTTP hơn) và sau đó chỉ hiển thị các phần bạn muốn hiển thị. Điều này có nghĩa là bạn đang tiết kiệm thời gian tải bằng cách không khiến người dùng phải tải nhiều hình ảnh cùng một lúc.

Các bạn có thể xem thêm hướng dẫn tối ưu hóa hình ảnh cho WordPress của HOSTVN để biết thêm chi tiết cách tối ưu hình ảnh cho WordPress.

Kết luận

Qua bài viết nàu, HOSTVN đã giúp các bạn hiểu Page Speed là gì và giới thiệu cho các bạn một số cách để có thể giảm thời gian tại trang trên website của bạn. Bạn đã thử sử cách nào trong số đó chưa? Hãy thử ngay hôm nay để đón nhận những kết quả bất ngờ nhé!

Ebook Wordpress

Đăng ký nhận Ebooks toàn tập hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản


Góc chia sẻ

Cập nhật phiên bản LSCache Plugins v2.9.8.2 mới nhất dành cho WordPress

2019-6-20 10:03:26

Góc chia sẻ

Luận bàn về tốc độ tải của website và ảnh hưởng của nó đến SEO

2019-6-24 9:36:03

0 trả lời ATác giả MQuản lý
    Chưa có phản hồi nào
Trung tâm cá nhân
Giỏ hàng
Phiếu mua hàng
Đăng nhập ngay
Tin nhắn Danh sách tin nhắn
Tìm kiếm
Tối