Nếu muốn xây dựng một doanh nghiệp bền vững, luôn thu hút và có được sự trung thành của khách hàng thì câu chuyện thương hiệu là điều không thể thiếu. Những câu chuyện này sẽ phần nào “chạm” đến trái tim khách hàng. Từ đó, giúp họ ghi nhớ về doanh nghiệp.
Mục lục
Xây dựng thương hiệu cảm xúc từ câu chuyện
Cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu sẽ bao gồm nhiều khía cạnh. Có thể kể đến như:
- Mô tả nhận diện (brand identities),
- Giá trị (brand values),
- Thuộc tính (brand attributes),
- Cá tính (brand personality).
Theo đó, việc xây dựng thương hiệu cảm xúc chính là tạo sự kết nối thông qua cảm giác. Từ đó, gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp qua thời gian.
Có thể kể đến câu chuyện thương hiệu của Apple. Apple chính là “bậc thầy” trong việc sử dụng cảm xúc để tạo mối liên hệ với người tiêu dùng. Cũng như gia tăng lòng trung thành khách hàng. Chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple là lấy sự đơn giản, gọn gàng trong thiết kế. Quan trọng nhất, doanh nghiệp này mong muốn khẳng định đẳng cấp. Mức độ sành điệu và thức thời làm trọng tâm. Điều này được tạo ra để lấp đầy những nhu cầu cảm tính căn bản. Nghĩa là, trở thành một phần của cộng đồng “đẳng cấp” hơn chính chúng ta hiện tại.
Theo đó, Apple phát hiện ra chúng ta đều là động vật xã hội. Và chúng ta muốn trở thành một phần của cuộc cách mạng với công nghệ tiên tiến nhất. Như vậy, ông chủ Apple đã thúc đẩy một cảm giác bí ẩn với khách hàng tiềm năng thông qua những sự kiện định kỳ giới thiệu sản phẩm mới.
Ngoài ra, thương hiệu này còn định vị mình là một nền tảng giải phóng sự sáng tạo. Chính là nỗ lực đưa khách hàng trở thành một phần của cuộc cách mạng công nghệ. Cũng như được những người khác thừa nhận.
Kết nối người với người
Có thể nói, sự gắn kết giữa người với người luôn tạo ra cảm xúc thật. Cụ thể, việc tập trung vào khuôn mặt và đưa hình ảnh của nhân viên lên website đã tạo được cảm giác tin cậy về thương hiệu.
Ví dụ chính là nền tảng kỹ thuật Sekindo. Đây là một nền tảng kỹ thuật số hàng đầu về quảng cáo trực tuyến. Theo đó, video online đã tạo ra kết nối cảm xúc tức thời với thế hệ trẻ. Hơn hết, chúng sành điệu hơn qua thiết kế trang chủ đặc biệt với một đoạn phim nền. Đoạn clip này thể hiện sự giản dị và vui vẻ của nhân viên Sekindo. Tuy rằng ngay cả khi chạy nền và không có âm thanh, video vẫn tạo được kết nối cảm xúc với thương hiệu khi người xem có xu hướng đắm mình trong một văn hoá doanh nghiệp thân thiện.
Quảng cáo cảm xúc
Phản ứng về cảm xúc đối với một mẫu quảng cáo là rất quan trọng. Chúng sẽ ảnh hưởng phần lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Cụ thể, như tại Olympic Rio năm 2016. Những quảng cáo được chia sẻ nhiều là nhờ khả năng kết nối với người xem. Thông qua yếu tố cảm xúc và những trải nghiệm thường gặp. Nếu “Perfect is not Pretty” của Gillette tái hiện những cuộc đấu tranh nội tâm giằng xé của các vận động viên trong quá trình rèn luyện, thi đấu thì quảng cáo của PG&E lại là một loạt các câu chuyện nhỏ từ cuộc đời của các vận động viên, những tình huống khó khăn và rồi cách họ trở nên mạnh mẽ như thế nào.
Storytelling – Kể câu chuyện
Kể chuyện là một hình thức giúp đánh vào tiềm thức của người tiêu dùng. Chúng vô tình tạo sự kết nối đặc biệt về cảm xúc với thương hiệu.
Hãy nhớ về cách kể chuyện trong quảng cáo The Boy Who Learned To Fly của Gatorade ở Thế vận hội 2016. Đây là một bộ phim hoạt hình ngắn về cuộc đời Usain Bolt và sự kết nối giữa anh với người mẹ của mình. Quảng cáo đưa người xem trở lại thời thơ ấu và sau đó là con đường trở thành vận động viên Olympic được cả thế giới biết đến.
Có thể nói, việc kể chuyện lấy cảm xúc làm trung tâm đã tạo ra một dòng dopamine trong não và kết nối với trí nhớ của con người. Đó cũng là lý do vì sao các công ty tận dụng kể chuyện (storytelling) để tác động đến cảm xúc và tâm lý, khiến cho người tiêu dùng nhớ một câu chuyện và sau đó là thương hiệu của mình.