Thương mại điện tử (Ecommerce) đang bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Thế nhưng nếu lợi nhuận bán hàng của ecommerce của bạn lại thấp và không hiệu quả, hãy kiểm tra những lý do dưới đây.
1. Rủi ro thêm chi phí phát sinh từ hàng hoàn và hình thức COD
Tuy rằng thương mại điện tử đang phát triển cực thịnh, lợi nhuận bán hàng của ecommerce ngày càng cao nhưng niềm tin của khách hàng với mua sắm online vẫn rất thấp. Google và Temasek thống kê có đến 75% khách hàng vẫn lựa chọn thanh toán tiền mặt (COD) khi mua hàng online để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Nếu nhận thấy hàng hóa không phù hợp, họ có thể từ chối nhận hàng khiến người bán trở nên bị động hơn rất nhiều. Người bán thường chịu rủi ro khá lớn về hàng hóa, chi phí vận chuyển với các đơn hàng COD bị hủy hoặc chuyển hoàn, từ đó, lợi nhuận cũng giảm đi.

Có nhiều lý do khiến lợi nhuận bán hàng của ecommerce bị sụt giảm
2. Áp lực cạnh tranh về giá trên sàn TMĐT
Sàn thương mại điện tử cũng là 1 cái chợ nên cạnh tranh về giá là điều không thể tránh khỏi. Dễ dàng nhận thấy các gian hàng trên Lazada hay Shopee có những mức giá rất chênh lệch nhau cho cùng một loại sản phẩm. So sánh về nguồn hàng, giá cả, sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, người bán trên các sàn TMĐT phải tự cạnh tranh lẫn nhau. Tâm lý chung của người mua hàng là thích giá rẻ nên người bán thường phải tối thiểu lợi nhuận để có giá tốt, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng của ecommerce.
3. Áp thuế và truy thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi bán hàng online

Cần sớm khắc phục các lý do khiến lợi nhuận bán hàng của ecommerce thấp
Tổng cục Thuế hiện nay đề ra nhiều phương án siết chặt quản lý thuế thông qua các sàn giao dịch điện tử, mạng xã hội, website bán hàng và phối hợp rà soát dòng tiền với các ngân hàng tại Việt Nam. Từ sự kiện Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019, chính phủ Việt Nam nắm dữ liệu và hành vi của người dùng tại Việt Nam giúp Cục Thuế dễ dàng điều tra thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp. Người bán hàng tự do hoặc hộ kinh doanh qua mạng cũng có thể bị thu thuế dù trước đây không bị, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận bán hàng của ecommerce.
4. Khó khăn trong triển khai và quản lý đa kênh
Với việc kinh doanh TMĐT, bạn không thể chỉ bán hàng trên 1 kênh mà phải kết hợp nhiều kênh khác nhau để tối ưu lợi nhuận như: Facebook, Lazada, Shopee, Tiki,…Vừa quản lý shop trên các kênh khác nhau, bạn vừa phải quản lý đơn hàng, cập nhật tồn kho, dữ liệu khách hàng, gửi hàng cho khách…
Vì vậy, việc kinh doanh online mà đông khách lại là nỗi sợ của nhiều người bán bởi những sàn thương mại điện tử đều có những khoản phạt đối với người bán nếu không có hàng giao, gửi hàng trễ so với quy định, gửi sai hàng, hàng bị khách hoàn về, hàng kém chất lượng… Việc khó khăn khi kinh doanh đa kênh sẽ khiến lợi nhuận bán hàng của ecommerce giảm sút.