Trong thời đại 4.0 khi mà công nghệ số phát triển mạnh thì thương mại điện tử cũng vì đó mà lên ngôi theo, mở ra nhiều cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ. Nếu đang loay hoay tìm kiếm trường đào tạo lĩnh vực thương mại điện tử, hãy tham khảo 10 trường dưới đây.
Mục lục
1. ĐH Thương mại

ĐH Thương Mại là trường đào tạo lĩnh vực thương mại điện tử hàng đầu
ĐH Thương Mại là trường đại học đầu tiên đào tạo lĩnh vực Thương mại điện tử. Hiện nay, nhà trường đã có khoa riêng về Thương mại điện tử nhưng vẫn đào tạo sinh viên theo chương trình cũ.
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại đại học Thương Mại, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về các kiến thức liên quan đến ngành thương mại điện tử, bao gồm: các kiến thức, kỹ năng về quản trị, vận hành một website thương mại điện tử có thể sinh lời trên internet, hiểu biết về vận dụng các công cụ tìm kiếm, các kiến thức, thủ thuật internet trong việc hỗ trợ việc quản trị website thương mại,…
2. ĐH Kinh tế Quốc dân
ĐH Kinh tế quốc dân bắt đầu đào tạo ngành Thương mại điện tử từ năm 2018. Sinh viên học thuần tuý lý thuyết thông qua các môn như: Thương mại điện tử căn bản, an ninh mạng trong thương mại điện tử, ví điện tử, thẻ thanh toán, chuyển khoản, séc, hóa đơn điện tử,…
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cũng bắt đầu thành lập khoa thương mại điện tử vào năm 2018 mới đây. Tự hào là ngôi trường đào tạo có uy tín lớn và đạt chuẩn chất lượng chuyên về các khối ngành kinh tế, đây là một lựa chọn không tồi.
3. HV Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông bắt đầu đào tạo ngành Thương mại điện tử năm 2018. Ngành thương mại điện tử tại HV Công nghệ Bưu chính viễn thông là ngành mở rộng, không phải là ngành mũi nhọn của nhà trường.
Trong thời gian học tập 4 năm, với tổng cộng 130 tín chỉ, ngành học thương mại điện tử tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ cung cấp cho các tân sinh viên những cái nhìn tổng quan về ngành học và cách sử dụng các thông tin, công cụ trên internet để áp dụng vào thực tiễn.
4. ĐH Công nghệ GTVT
ĐH Công nghệ GTVT bắt đầu đào tạo lĩnh vực Thương mại điện tử từ năm 2018. Ngành TMĐT tại ĐH Công nghệ GTVT không phải là ngành mũi nhọn của nhà trường. Do vậy, sinh viên vẫn được đào tạo thuần tuý lý thuyết. Năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH chính quy của nhà trường là 40 sinh viên. Dự kiến nhà trường lấy trên 15 điểm đầu vào. Học phí của nhà trường khoảng 8 triệu/năm.
5. Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM là ngôi trường đào tào ngành Thương mại điện tử đạt chất lượng cao và hiệu quả tốt trong số các trường đại học cùng ngành tại TP. HCM. Tại đây, các sinh viên có thể lựa chọn một trong 2 chuyên ngành: Marketing trực tuyến và kinh doanh trực tuyến.
6. ĐH Kinh Tế Đà Nẵng
Ngành 5/4/2018, Đại học KT Đà Nẵng đã công bố đào tạo ngành TMĐT. Đại học Đà Nẵng là đơn vị đào tạo nhiều ngành – nghề chung, cung cấp nhân sự cho nhiều ngành nghề tại Việt Nam hiện nay. Năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH Chính quy của nhà trường là 140 sinh viên. Học phí của nhà trường là 15,5 triệu/năm. Điểm chuẩn trên 17 điểm.
7. Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng đào tạo lĩnh vực thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử cũng được nhà trường chính thức thành lập từ năm 2018. Với chương trình giáo án hiện đại, đạt chất lượng cao cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quan và chuyên sâu về bộ môn thương mại điện tử.
8. Đại học Công nghệ thông tin – ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là 70 sinh viên hệ đại học chính quy. Điểm đầu vào của ngành TMĐT năm 2018 tại ĐH CNTT trên 21 điểm. Học phí tại ĐH Công Nghệ Thông tin – ĐH Quốc Gia TP HCM trên 11 triệu/năm.
9. ĐH Huế
Ngành TMĐT tại Đại học Huế lấy 60 chỉ tiêu sinh viên hệ ĐH Chính quy. Điểm chuẩn đầu vào của nhà trường lấy trên 14 điểm. Mức học phí tại ĐH Huế là khoảng 8 triệu/kỳ học.
10. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đào tạo lĩnh vực thương mại điện tử sẽ trang bị đầy đủ cơ sở hành trang cần thiết khi bước vào ngành thương mại điện tử cho sinh viên như: cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, ngôn ngữ lập trình, bảo mật hệ thống, marketing điện tử, quản trị mạng, anh văn thương mại, thanh toán điện tử, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý,…