Thương mại điện tử mở một cánh cửa mới cho ngành bán lẻ khi kênh bán hàng truyền thống gần như đóng lại trong năm 2020. Ngành bán lẻ và thương mại điện tử trải qua một khoảng thời gian khủng hoảng do biến số Covid-19. Tuy nhiên đây lại là một cú hích thúc đẩy chuyển động thần tốc của thương mại điện tử. Qua đó ta thấy được bán lẻ và thương mại điện tử là xu hướng mua sắm mới của tương lai.
Ngành bán lẻ và thương mại điện tử trải qua một khoảng thời gian chưa từng có trong năm 2020. Mọi dự báo tăng trưởng phải thay đổi do biến số Covid-19. Tuy nhiên đây lại là một cú hích thúc đẩy chuyển động thần tốc của thương mại điện tử. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính, tốc độ tăng trưởng của ngành năm qua có thể đạt mức 30%, với tổng giá trị hơn 15 tỷ USD.
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Đồng thời, thương mại điện tử cũng là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Bán lẻ là việc mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Các tổ chức bán lẻ có quy mô rất khác nhau. Chúng có thể là một cửa hàng duy nhất hoặc các cửa hàng liên hoàn bao gồm nhiều chi nhánh, kể các cửa hàng bách hoá tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng giảm giá và hợp tác xã tiêu thụ.
Chính bởi vậy, bán lẻ và thương mại điện tử đều là một hình thức kinh doanh rất phổ biến. Tuy nhiên, do nhu cầu mua sắm thay đổi đáng kể khi các quầy hàng không còn duy trì được sức hút đối với người tiêu dùng tới trung tâm thương mại. Đây cũng là kết quả khi mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển trong thời gian gần đây.
Báo cáo của Google-Temasek năm 2018, thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018. Chỉ riêng năm 2018, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 đạt 2,269 triệu USD và nằm trong top 6 nền thương mại điện tử phát triển nhất toàn cầu, chỉ xếp sau Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và Đức. Tính trên quy mô toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ USD đến cuối năm 2020 theo số liệu của Bộ Công Thương.
Với số dân đa phần trong độ tuổi trẻ, Việt Nam nhiều năm liền nằm trong nhóm thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Ngành bán lẻ vì vậy cũng trải qua quá trình biến chuyển và tiến hóa cùng cơn lốc mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi từng ngày của khách hàng.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam như “miếng mồi ngon” khiến các nhà đầu tư không thể ngồi yên. Chính bởi vậy, không chỉ các doanh nghiệp trong nước gia nhập mà cả những tập đoàn bán lẻ và thương mại điện tử lớn của Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan cũng không đứng ngoài cuộc.
Có thể thấy rõ điều đó qua sàn thương mại điện tử Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến tháng 4/2016, khi Trung Quốc đã “bành trướng” thương mại điện tử xuống Việt Nam một cách nhanh chóng qua thương vụ của Alibaba khi thâu tóm Lazada tại khu vực Đông Nam Á.
Tiếp đến, đầu năm 2018 Amazon (Mỹ) cũng chính thức gia nhập thị trường thông qua cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), với 140 doanh nghiệp online thành viên. Như một mảnh đất màu mỡ, những cú huých lớn của Trung Quốc và Mỹ khiến những tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam không thể ngồi yên. Họ chính thức dồn vốn vào các trang thương mại điện tử riêng mình nhằm đẩy mạnh kênh trực tuyến.
Không chỉ có vậy, thương mại điện tử Việt Nam cũng đang chứng kiến sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia châu Á khác bằng cách đầu tư hàng chục triệu đôla vào các sàn thương mại điện tử Việt. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, thị trường sẽ còn có dịp chứng kiến nhiều những mô hình bán lẻ mới, với những tiện ích hiện đại phục vụ tối đa nhu cầu trải nghiệm hướng đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng Việt.
Nêu quan điểm của mình, Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng: “Trong bối cảnh hiện nay các nhà bán lẻ Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt, nếu không chịu thay đổi sẽ rất dễ bị đào thải ra khỏi thị trường. Áp dụng công nghệ vào bán lẻ là một tương lai tất yếu phải xảy ra.”
Trước sự bứt phá không ngừng của thương mại điện tử được tích hợp công nghệ thông minh, thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục có nhiều bước tiến hóa đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, thương mại điện tử cũng đem đến một nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ, bởi thương mại điện tử không bị giới hạn về thời gian và địa lý.
Ngoài ra, đây còn là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, từ đó số lượng khách hàng sẽ tăng lên dẫn đến doanh thu sẽ lớn hơn. Trước thực trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt và nhu cầu tìm thị trường của các nhà bán lẻ ngày càng gia tăng, đã dẫn tới sự ra đời của các sàn thương mại điện tử ngày càng nhiều.
Sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ và thương mại điện tử là đòn bẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia. thương mại điện tử tận dụng sự liên kết giữa các doanh nghiệp online, hoặc giữa online và offline, làm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Đồng thời cũng làm độc đáo thêm trải nghiệm của người mua bằng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác, giúp xây dựng và niềm tin của người tiêu dùng vào việc mua sắm trực tuyến.
Chung quy lại, bán lẻ và thương mại điện tử các nhà kinh doanh cũng phải mang lại cho khách hàng một sự trải nghiệm liền mạch, nhất quán, dễ dàng từ khâu tìm kiếm cho đến thực hiện lệnh mua hàng.