Hiện nay, việc thiết lập bán hàng thương mại điện tử khá dễ dàng. Tuy nhiên, kinh doanh bán hàng làm sao để có lãi là một chuyện hoàn toàn khác, đòi hỏi bạn cần biết phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp phù hợp và có những quyết định kinh doanh thông minh.
Vận hành website bán hàng thương mại điện tử khác với việc làm trang blog hoặc trang web của công ty. Mặc dù việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là quan trọng, nhưng cũng có những số liệu khác mà bạn nên quan tâm khi bán hàng thương mại điện tử.
Dù bạn đã kinh doanh thành công nhiều website thương mại điện tử thì bạn cũng cần quan tâm đến các chỉ số bán hàng dưới đây. Nó sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định tốt hơn và thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Mục lục
- 1. Giá trị vòng đời khách hàng (CLV)
- 2. Tỷ suất lợi nhuận gộp
- 3. Tỷ lệ chuyển đổi
- 4. Tỷ lệ tăng trưởng người đăng ký
- 5. Giá trị mỗi lượt truy cập
- 6. Giá trị trung bình của đơn hàng (AOV)
- 7. Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng
- 8. Mức tồn kho
- 9. Khối lượng (số lượng) đặt hàng trung bình
- 10. Tỷ lệ đơn đặt hàng mới so với đơn đặt hàng cũ
- 11. Mối quan hệ giữa các sản phẩm.
- 12. Chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC).
1. Giá trị vòng đời khách hàng (CLV)
Giá trị vòng đời khách hàng là giá trị mà một khách hàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ công ty bạn cung cấp trong suốt cuộc đời của họ. Đây sẽ là nguồn lợi nhuận lâu dài, bền vững cho các doanh nghiệp đến từ nguồn khách hàng trung thành.

Customer Lifetime Value (CLV)
Một khi bạn xác định được CLV, bạn sẽ có những ý tưởng thực sự tốt về cách đầu tư nguồn lực vào những khách hàng có giá trị nhất với doanh nghiệp
2. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp được xác định bằng tổng doanh thu bán hàng của gian hàng thương mại điện tử trừ đi giá vốn hàng bán, chia cho tổng doanh thu bán hàng và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.
Bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số này để đảm bảo rằng website bán hàng của bạn có lãi. Bạn có thể đo lường bằng cách đảm bảo rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của bạn luôn là con số cao. Phần trăm lợi nhuận gộp càng cao, công ty càng thu được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi đồng doanh thu.
3. Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là một chỉ số bán hàng thương mại điện tử quan trọng bạn nên theo dõi liên tục theo từng ngày, tuần. Tỷ lệ chuyển đổi được xác định bởi số lượng người truy cập chuyển đổi thành khách hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi biểu thị cho sự thành công
Một vấn đề phổ biến đối với các website bán hàng thương mại điện tử là họ nhận được rất nhiều lưu lượng truy cập nhưng không có doanh thu thực tế nào đến từ lưu lượng truy cập này. Điều đáng quan tâm hơn là ngành thương mại điện tử nói chung chỉ có tỷ lệ chuyển đổi khoảng 2.5%.
Tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể là do: hiển thị không đúng đối tượng khách hàng, giá thành sản phẩm cao, không đủ các tùy chọn thanh toán,…
Tỷ lệ chuyển đổi biểu thị cho sự thành công của bạn khi biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Bạn nên dành thời gian phân tích trải nghiệm mua hàng của khách hàng trên website của mình để tối ưu hơn.
>> Tham khảo: 4 cách tăng trưởng website thương mại điện tử trong năm 2021
4. Tỷ lệ tăng trưởng người đăng ký
Tỷ lệ tăng trưởng người đăng ký là tỷ lệ cho bạn biết bạn đang thu hút được bao nhiêu người đăng ký mới. Và những người đăng ký mới có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, như: các trang mạng xã hội, bản tin, email,…
Điều quan trọng là bạn cần giữ chân và nuôi dưỡng mối quan hệ này bằng cách thường xuyên cung cấp các nội dung mới. có giá trị. Tỷ lệ tăng trưởng người đăng ký giúp bạn biết được thương hiệu của mình đang có tiếp cận với nhiều khách hàng hay không.
Ví dụ: nếu bạn đang bán quần áo, một động thái thông minh sẽ là đưa ra nhiều thông tin, giá trị hữu ích về xu hướng thời trang cho khách hàng của bạn khi các mùa và phong cách thay đổi.
5. Giá trị mỗi lượt truy cập
Chỉ số “giá trị mỗi lượt truy cập” cho biết số tiền được tạo ra mỗi khi khách hàng truy cập vào trang của mình. Giá trị này được tính bằng cách chia doanh thu của trang web cho số lượng khách truy cập trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào số liệu này bạn có thể sử dụng quảng cáo và tính lợi tức đầu tư marketing.

Dựa vào số liệu này bạn có thể sử dụng quảng cáo và tính lợi tức đầu tư marketing
6. Giá trị trung bình của đơn hàng (AOV)
Giá trị trung bình đơn hàng được tính theo công thức: tổng doanh thu chia cho tất cả các đơn hàng được đặt trong một khoảng thời gian nhất định. AOV dùng để theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng.
AOV tăng sẽ làm giảm được chi phí làm marketing và mang lại doanh thu nhiều hơn. Theo dõi chỉ số AOV giúp bạn ước lượng được doanh thu mà website bán hàng tạo ra từ lượng truy cập hiện tại và tỷ lệ chuyển đổi.
7. Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng
Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng là tỷ lệ giữa số giỏ hàng bị bỏ qua trong các giao dịch đã bắt đầu và đã hoàn thành. Bạn có biết, hầu hết các cửa hàng đều có tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng lên tới 70% không? Đó là một thống kê kinh hoàng.
>> Tham khảo: 10 yếu tố thuyết phục khách mua sản phẩm online từ website của bạn
Có nhiều lý do khiến con số này cao như vậy. Hãy nhớ lại những lần bạn mua sắm trực tuyến trước đây. Đã bao nhiêu lần bạn rút điện thoại ra để tìm kiếm một sản phẩm nhưng chỉ để lại trong giỏ hàng mà không tiến hành thanh toán.

Lý do hàng đầu cho việc từ bỏ giỏ hàng là chi phí vận chuyển cao
Lý do hàng đầu cho việc từ bỏ giỏ hàng là chi phí vận chuyển cao bất ngờ trong quá trình thanh toán. Nghiên cứu cho thấy 28% người mua hàng từ bỏ giỏ hàng khi được cung cấp thông tin chi phí vận chuyển cao bất ngờ.
Khi bạn bắt đầu xem một sản phẩm, bạn được giới thiệu một mức giá, giả sử là 200.000vnđ. Tuy nhiên bạn lưỡng lự khi phát hiện ra rằng phí vận chuyển không bao gồm trong giá (hay không được miễn phí vận chuyển). Nếu bạn thanh toán cần mất thêm 40.000 – 50.000 phí vận chuyển. Vì thế, bạn bắt đầu suy nghĩ về có nên mua sản phẩm này với giá như vậy không.
Có điều đặc biệt theo khảo sát Hostvn thấy rằng, khách hàng sẵn sàng mua hàng nếu sản phẩm này được cung cấp với giá thấp hơn hay phí vận chuyển thấp. Khoảng 54% khách hàng sẽ mua các sản phẩm còn lại trong giỏ hàng nếu những sản phẩm đó có chi phí vận chuyển, giá thấp hơn.
8. Mức tồn kho
Nếu bạn bán các sản phẩm cần nhập sẵn và lưu trữ trong kho, bạn chắc chắn muốn theo dõi mức tồn kho của mình. WooCommerce thực hiện điều này cho bạn (giả sử bạn nhập số lượng hàng tồn kho cho các sản phẩm của mình) và thậm chí sẽ gửi cho bạn thông báo về thời điểm hàng tồn kho của bạn bắt đầu xuống dưới một ngưỡng nhất định.

Bạn chắc chắn muốn theo dõi mức tồn kho của mình
9. Khối lượng (số lượng) đặt hàng trung bình
Nếu bạn chia doanh thu cho số lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ nhận được khối lượng đơn hàng trung bình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu khách hàng phân phối bao nhiêu cho lợi nhuận của bạn. Một cách tốt để tăng khối lượng đơn hàng trung bình của bạn là cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí. Bạn có thể có cú hích này với một số tiền cụ thể hoặc được áp dụng để giảm giá theo khối lượng.
10. Tỷ lệ đơn đặt hàng mới so với đơn đặt hàng cũ
Có thể bạn đã từng nghe “những khách hàng tái mua hàng thường là những khách hàng tốt nhất”, điều này vẫn rất đúng khi bán hàng trên website thương mại điện tử. Nhưng đến khi mô hình kinh doanh thương mại điện tử đạt đến một quy mô nhất định, bạn thường sẽ không nhớ ai đã từng mua hàng trước đây. Vì vậy, các nền tảng thương mại điện tử ngày nay thường liên kết khách hàng với đơn hàng của họ giúp bạn tìm thấy những khách hàng cũ nhanh chóng.

Tỷ lệ đơn đặt hàng mới so với đơn đặt hàng cũ
Có nhiều cách để bạn có thể tính toán được số liệu này. Bạn có thể nhóm các đơn hàng đặt lần đầu và các đơn hàng trả lại. Sau đó, lấy tổng đơn đặt hàng bị trả lại chia cho tổng số đơn đặt hàng của bạn (cùng trong một khoảng thời gian nhất định), từ đó ra phần trăm số đơn đặt hàng bị trả lại. Điều này cũng đúng đối với các đơn đặt hàng mới.
11. Mối quan hệ giữa các sản phẩm.
Làm thế nào để bạn biết được những sản phẩm nào đang hoạt động tốt và những sản phẩm nào thì không? Ngoài việc xem xét đơn đặt hàng, bạn nên xem xét số lượt xem trang của mình trên các trang sản phẩm cụ thể.
Giả sử bạn có một sản phẩm có 10.000 lượt xem trang và có 100 đơn đặt hàng trong tháng. Với dữ liệu này, bạn có thể bắt đầu đi sâu hơn vào lý do tại sao có nhiều người quan tâm đến sản phẩm nhưng lại không có nhiều doanh số bán hàng.
12. Chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC).
Đây là một số liệu quan trọng đối với cả người làm Marketing và kinh doanh. Nó giúp thông báo lợi nhuận của bạn và đo lường hiệu quả của bất kỳ nỗ lực tiếp thị nào. Trong một công ty Startup, thường có ngân sách chi tiêu thấp nên đây được xem là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Có hai cách bạn có thể đo CAC:
- Chuyển đổi được hỗ trợ dựa trên một chuỗi nhiều lượt truy cập vào trang web của bạn mà cuối cùng dẫn đến bán hàng
- Chuyển đổi bán hàng trực tiếp từ một kênh (dựa trên tương tác nhấp chuột cuối cùng)
Bạn có thể sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định nhanh chóng và khó khăn về thời điểm dừng hoặc tối ưu hóa các chiến dịch marketing của mình.
Tóm lại
Theo dõi hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử là điều quan trọng giúp bạn đặt mục tiêu đề ra. Sau khi đo lường có số liệu, bạn cần nỗ lực đưa ra các giải pháp để cải thiện chỉ số. Nó sẽ giúp bạn có những quyết định kinh doanh hiệu quả hơn và tối ưu chi phí hoạt động marketing cho doanh nghiệp.