Tại sao website của bạn cần có phương án khôi phục dữ liệu dự phòng?

Nếu bạn là một doanh nghiệp và đang vận hành website bán hàng, bạn nên xem xét nghiêm túc việc tạo và lên phương án khôi phục dữ liệu dự phòng đề phòng sự cố, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

Cho dù đó là thiên tai, các vụ hack hay vi phạm dữ liệu, chơi xấu của đối thủ cạnh tranh,… bạn đều không muốn nó xảy ra nhưng nếu nó xảy ra bạn cần có phương án ứng phó để giảm tổn thất thấp nhất về doanh thu, lợi nhuận. 

Kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng là gì? 

Kế hoạch khôi phục dữ liệu (DRP) là một lộ trình phác thảo các quy định cho phép khôi phục các hệ thống quan trọng như website và dữ liệu của nó, sau khi xảy ra lỗi hoặc bị mất dữ liệu. Khi lên kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng bạn nên sử dụng thêm nhân sự và sử dụng các công cụ để giảm thiểu tổn thất nhiều nhất có thể. 

Mất dữ liệu website có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu

Mất dữ liệu website có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu

Ảnh hưởng của mất dữ liệu website

Mất dữ liệu website có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, làm mất khách hàng và uy tín thương hiệu doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Mức độ tổn thất doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp liên quan đến các bạn giải quyết sau khi mất dữ liệu nhanh hay chậm, có thể khôi phục lại như ban đầu được không. 

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giảm thiểu các tổn thất tiềm ẩn này? Hãy cùng Hostvn tìm hiểu phương án khôi phục dữ liệu dự phòng dưới đây. 

Cách tạo kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng

Điều quan trọng là bạn phải có kế hoạch cho các tình huống cụ thể và biết cách nhanh chóng thực hiện các bước cần thiết để giảm tổn thất và đưa website hoạt động trở lại bình thường càng nhanh càng tốt. 

1. Xác định các mối đe dọa tiềm ẩn

Các mối đe dọa này có thể bao gồm: 

  • Thiên tai như động đất, lũ lụt, bão,… 
  • Các vấn đề liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ CRM, hệ thống thanh toán, data,…
  • Vi phạm dữ liệu/bảo mật như lấy cắp dữ liệu của bạn hoặc website bị tấn công từ đối thủ cạnh tranh
  • Xóa hoặc mất dữ liệu ngoài ý muốn. 
Xác định các mối đe dọa tiềm ẩn

Xác định các mối đe dọa tiềm ẩn

Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website về việc các bản sao lưu của bạn có được lưu trữ trong cùng một trung tâm dữ liệu hay nhiều vị trí hay không. Điều này có thể giúp giảm rủi ro và tổn thất hơn so với việc khôi phục dữ liệu dự phòng, mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra. 

2. Xác định các vấn đề cần giải quyết

Các thành viên trong nhóm của bạn nên được tham gia vào quá trình lập kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng để cung cấp các ý kiến đóng góp, hoặc ít nhất là mọi người nắm bắt được vai trò của mình và được đào tạo trong từng quy trình khôi phục bạn vạch ra. 

Nhóm có thể bao gồm quản trị viên hệ thống, nhà phát triển website, người quản lý, truyền thông,… 

3. Xác định nguồn lực/ngân sách khôi phục dữ liệu dự phòng

Bạn nên xác định các điều sau: 

  • Các  nhóm hoặc nhà cung cấp liên quan nội bộ và bên ngoài: ai nên tham gia vào quá trình khôi phục dữ liệu dự phòng này
  • Tài nghiên CNTT: bạn cần phần mềm, nền tảng, phần cứng và tài nguyên nào khác để thực hiện khôi phục? 
  • Ngân sách: sẽ tốn bao nhiêu tiền, để sao lưu liên tục và bao gồm cả giờ công và giờ ngừng hoạt động (mất doanh thu), để hỗ trợ quá trình này. 
  • Các kênh truyền thông: Làm thế nào để bạn có thể phản hồi cho khách hàng biết rằng website của bạn có khả năng không thể truy cập vào thời điểm này?
  • Kiểm tra quy trình của bạn: Bạn có thể làm gì để kiểm tra quy trình khôi phục dữ liệu dự phòng của mình để đảm bảo rằng nó hoạt động tốt trước khi rủi ro xảy ra. 
  • Quá trình kiểm tra: Làm thế nào bạn sẽ xác định được liệu bạn có thể khôi phục dữ liệu dự phòng thành công hay không? Kiểm tra về thời gian trên trang, ngân sách, tỷ lệ giảm đặt hàng (doanh thu),…
  • Phòng tránh, giảm nhẹ tổn thất: Bạn sẽ làm gì để tránh hoàn toàn những rủi ro này hoặc giảm thiểu các rủi ro này xảy ra. 

4. Lập kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng

Lập kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng

Lập kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng

Là một của DRP, bạn có thể muốn lập một kế hoạch giải quyết sự cố bao gồm: 

  • Chuẩn bị: Tạo các quy trình phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật
  • Xác định lỗi: Tạo ra một quy trình hoặc hệ thống có thể phát hiện và xác định khi các vấn đề rủi ro xảy ra
  • Kiểm soát: Hạn chế tổn thất khi xảy ra, thông qua xử lý kịp thời và nhanh chóng
  • Xóa: Loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
  • Khôi phục dữ liệu dự phòng: Khôi phục hệ thống của bạn và trở về trạng thái hệ thống ban đầu. 

Làm thế nào để website hoạt động liên tục, không bị gián đoạn?

Ngay cả khi được lên kế hoạch khôi phục dữ liệu dự phòng cũng có thể không hiệu quả nếu bạn chưa thực hiện các bước quan trọng sau. 

1. Đầu tư vào bảo mật

Doanh nghiệp bạn nên đầu tư vào các biện pháp và công cụ bảo mật thích hợp để giữ an toàn cho website. Điều này sẽ bao gồm: bảo vệ website bằng chứng chỉ SSL, thường xuyên quét và giám sát website. 

đầu tư vào các biện pháp và công cụ bảo mật thích hợp

Đầu tư vào các biện pháp và công cụ bảo mật thích hợp

Sau khi được xác định, hãy sửa chữa hoặc vá các lỗi hoặc lỗ hổng có thể xảy ra một cách kịp thời. Cân nhắc tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức về bảo mật thường xuyên cho nhóm của bạn (và chính bạn). 

2. Tạo bản sao lưu thường xuyên

Thực hiện sao lưu trang web và cơ sở dữ liệu của bạn thường xuyên. Tần suất sao lưu có thể khác nhau dựa trên hoạt động trên website nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sao lưu hàng ngày. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web sẽ có thể cung cấp một số hình thức sao lưu tự động. 

Tạo bản sao lưu thường xuyên

Tạo bản sao lưu thường xuyên

Ngoài việc dựa vào dịch vụ sao lưu tự động của nhà cung cấp, hãy cân nhắc lưu bản sao của tất cả nội dung trang web quan trọng và các thay đổi trên máy tính của bạn hoặc trên bộ nhớ thứ cấp, trong trường hợp có gián đoạn lớn. Kiểm tra các bản sao lưu của bạn ít nhất một lần mỗi năm.

3. Dữ liệu website cần được lưu trữ trên nhiều đơn vị lưu trữ dự phòng

Nếu trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp website của bạn gặp phải sự cố nghiêm trọng, họ có được trang bị để khôi phục các bản sao lưu và thiết lập, chạy dịch vụ của bạn tại một trang web thay thế không? Mặc dù hiếm khi xảy ra sự cố phần cứng lớn hoặc sự cố mạng nói chung hoặc thảm họa thiên nhiên tại một website duy nhất. 

Do đó, điều quan trọng là phải chọn nhà cung cấp có mặt ở nhiều địa điểm khác nhau và cung cấp một số mức độ dự phòng để dữ liệu website của bạn được lưu trữ trên nhiều đơn vị lưu trữ dự phòng

4. Bảo mật tất cả các tài khoản

Ngoài việc sử dụng mật khẩu mạnh riêng biệt cho tất cả thông tin đăng nhập của bạn, hãy cân nhắc sử dụng trình quản lý mật khẩu an toàn như LastPass hoặc 1Password và bật xác thực 2 yếu tố để truy cập vào tài khoản của bạn. Điều này giúp thông tin tài khoản và dữ liệu của bạn an toàn hơn nhiều.

5. Bảo vệ tên miền

Điều này có thể bao gồm việc bật Bảo vệ quyền riêng tư của miền và khóa miền để ngăn chặn việc chuyển trái phép các tên miền quý giá của bạn bởi những người dùng độc hại.

Và hơn tất cả, bạn cần chọn cho mình một nhà cung cấp máy chủ lưu trữ website tin cậy để đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu 99,9%. Đồng thời có đội ngũ và công cụ luôn sẵn sàng nhanh chóng khắc phục sự cố ở bất kỳ thời điểm nào phát sinh và bất kỳ lúc nào. 

Ebook Wordpress

Đăng ký nhận Ebooks toàn tập hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản


Website

Cách tối ưu hóa hình ảnh cho website chạy nhanh hơn

2021-5-16 15:52:06

Website

5 lý do tại sao Doanh nghiệp cần phải có website

2021-5-20 13:52:08

0 trả lời ATác giả MQuản lý
    Chưa có phản hồi nào
Trung tâm cá nhân
Giỏ hàng
Phiếu mua hàng
Đăng nhập ngay
Tin nhắn Danh sách tin nhắn
Tìm kiếm
Tối